Bà bầu ăn mía thường xuyên trong thai kỳ có tốt không?

Bà bầu ăn mía thường xuyên trong thai kỳ có tốt không? Trong giai đoạn thai nghén, rất nhiều bà bầu thèm ăn đồ ngọt. Và mía được cho là lựa chọn số 1 bởi đây là loại thức ăn tự nhiên có vị ngọt, tính mát và đặc biệt rất an toàn. Vậy thực sự bà bầu có nên ăn mía hay không? Trên thực tế, bà bầu ăn mía không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, chống táo bón mà còn có rất nhiều công dụng khác.

Bà bầu ăn mía thường xuyên có tốt không?

Khi mang bầu, chế độ dinh dưỡng được xem là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển của thai kì. Uống nước mía khi mang thai là một chủ đề dinh dưỡng được nhiều mẹ bầu quan tâm. Trên các diễn đàn dinh dưỡng, đây chính là câu hỏi được hỏi nhiều nhất. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu rằng nên ăn mía vì chúng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hơn là uống nước. Tuy nhiên, khi ăn mẹ cũng cần chú ý những điều sau để giúp thai kỳ khỏe mạnh

Trong giai đoạn thai nghén, rất nhiều bà bầu thèm ăn đồ ngọt. Và mía được cho là lựa chọn số 1 bởi đây là loại thức ăn tự nhiên có vị ngọt, tính mát và đặc biệt rất an toàn. Vậy thực sự bà bầu có nên ăn mía hay không? Trên thực tế, bà bầu ăn mía không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, chống táo bón mà còn có rất nhiều công dụng khác.

Tuy nhiên các mẹ bầu nên ăn mía/uống nước mía cần có liều lượng vừa đủ, bởi trong nước mía chứa hàng lượng đường nhiều, nếu ăn nhiều quá sẽ phản tác dụng, gây ảnh hưởng đến mẹ & bé, vậy ăn mía thế nào là khoa học? cụ thể được trình bày dưới đây

Bà bầu ăn mía như thế nào là khoa học nhất?

Các chuyên gia khuyên bà bầu ăn mía vì chúng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hơn là uống nước. Tuy nhiên, khi ăn mẹ cũng cần chú ý những điều sau để giúp thai kỳ khỏe mạnh:

– Ăn thường xuyên không có nghĩa là ăn quá nhiều mía một ngày. Tốt nhất mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 3 – 4 lần/tuần bởi trong mía có hàm lượng đường cao dễ khiến mẹ bầu bị tăng cân và nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.

– Đặc biệt những mẹ bầu bị tiểu đường, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước mía thường xuyên, tránh gây ra những hậu quả khó lường. Nước mía tuy giá rẻ, nhưng nguy cơ tiềm ẩn của nó rất lớn. Không ít người đã bị tiêu chảy, ngộ độc bởi nước mía mất vệ sinh. Nước mía có nhiều đường nên là môi trường lý tưởng của các loại vi khuẩn phát triển, nhất là trong hoàn cảnh thiếu vệ sinh và nhiệt độ nóng ẩm mùa hè.

– Không ăn mía khi bị tiêu chảy bởi nó sẽ khiến tình trạng bệnh của mẹ nặng hơn.

– Khi chọn mía mẹ nên chọn những loại còn vỏ và chú ý là không có đốm đỏ, tránh chọn những loại mía đã gọt vỏ và để lâu ngày. Nếu để trong một thời gian dài, dưới điều kiện nhiệt độ tăng cao, mía rất dễ sản sinh nấm mốc (Đó chính là những chấm đỏ trong thân mía mà ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường). Đây là loại nấm độc có thể gây tổn thương tới hệ thống thần kinh trung ương.

– Mẹ không nên ăn mía ướp lạnh vì có thể làm ê răng và lạnh bụng.

– Việc uống nước mía phải đảm bảo vệ sinh mới mang lại lợi ích. Nước mía mua ở quán, nếu không vệ sinh có thể khiến bà bầu tiêu chảy, mệt mỏi, ảnh hưởng tới thai nhi. Do vậy khi mua, bạn cần chú ý xem nơi bán nước mía có đảm bảo vệ sinh không, chú ý quất vắt vào nước mía có đảm bảo không, nếu quất nhỏ, non thì là quất cảnh bị tỉa giữa mùa, thường có nhiều thuốc bảo vệ thực vật có thể gây hại cho sự phát triển của thai, khiến bé bị còi xương, tăng nguy cơ dị tật… Bà bầu cũng không nên uống nước mía có đá, gây co mạch đột ngột làm giảm cung cấp máu cho thai.

Tóm lại, bà bầu ăn mía đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ và bé. Ngược lại, ăn sai cách, nguy cơ bạn sẽ gặp những vấn đề sức khỏe tiêu cực. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lưu ý: Sau khi ăn mía 2-8 giờ, nếu xuất hiện những triệu chứng như nôn, đau đầu, chóng mặt, mờ mắt, tê cứng tay chân…, bà bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được kịp tra và điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu, vốn là giai đoạn nhạy cảm của thai kỳ, bà bầu có thể ăn mía, uống nước mía nếu như nó không gây nên tình trạng nghén, nôn ói do nhạy cảm với thực phẩm này. Những bà bầu thèm ngọt, thích ăn mía cũng nên chú ý tới việc nạp lượng đường tự nhiên này ở mức độ hợp lý, có kiểm soát. Vì nếu dung nạp quá nhiều đường có thể gây ra nhiều bệnh lý, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ mà còn ảnh hưởng với các bà bầu sau sinh.