Bà bầu sau sinh mổ nên ăn gì & kiêng gì để tốt, khỏe cho mẹ và bé? sau khi sinh mổ đường ruột bị động chạm làm cho hoạt động của ruột bị giảm, dạ dày bị ức chế, do đó bà mẹ sau khi sinh không nên quá nhiều hoặc ăn những thực phẩm khó tiêu dễ gây ra táo bón, gây ra đầy hơi chướng bụng, ảnh hưởng đến tinh thần sức khỏe của mẹ. Vì thế, sau khi sinh mẹ cần ăn chay trong 6 tiếng đồng hồ để ruột có thể hoạt động lại từ từ, có thể dùng các món súp, cháo hầm để đường ruột dễ dàng tiêu hóa.
- Xem thêm bài: mang thai uống sữa chua Probi có tốt không
Bà bầu sau sinh mổ làm gì để có sữa nhanh về?
Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng quý giá và là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, việc không đủ sữa cho con luôn là nỗi lo sợ của các mẹ sau khi sinh, đặc biệt với các mẹ sinh mổ.
- + Cho con bú ngay sau khi sinh: Ngay sau khi sinh, các mẹ nên cho con bú ngay mặc dù lúc này đầu ngực rất mềm và chưa có sữa. Hành động mút ti mẹ của bé có thể kích thích tuyến sữa hoạt động nhanh hơn. Hơn nữa, lượng hormone oxytocin tạo sữa tăng nhiều nhất khi mẹ được ôm con da tiếp da. Vì rất đau khi cử động, Trang lựa chọn cách cho bé bú nằm với sự giúp đỡ của chồng và lót gối xung quanh.
- + Tích cực cho con bú: Sữa mẹ sản xuất theo nguyên lý cung – cầu. Mẹ càng cho con bú thường xuyên, sữa tiết ra càng nhiều. Vì vậy, việc tích cực cho con bú sẽ nhanh chóng giúp mẹ ổn định nguồn sữa và kích thích lượng sữa được tiết ra. Nếu sữa mẹ nhiều hơn so với nhu cầu của bé, bạn có thể vắt ra rồi trữ đông để dùng dần.
- + Cho con bú đúng cách: Cho bé bú đúng cách quyết định lớn tới việc kích thích tuyến sữa. Mẹ nên cho bé bú hết một bên rồi chuyển sang bên kia. Hãy cho bé ngậm bắt vú đúng kỹ thuật. Điều đó giúp con ăn được nhiều hơn và mẹ không bị đau hay nứt cổ gà.
- + Tinh thần thoải mái: Không stress là một liều thuốc giúp mẹ có nhiều sữa. Mẹ nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh các suy nghĩ mệt mỏi tiêu cực, tinh thần luôn ổn định, vui tươi. Các mẹ có thể tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi trong ngày để nghe nhạc, xem phim, đọc báo,… giữ trạng thái tinh thần thoải mái, giúp nguồn sữa được sản xuất nhanh chóng.
- + Duy trì chế độ ăn uống khoa học: Ngoài việc tìm những giải pháp để sữa nhiều, các mẹ không nên bỏ qua những loại thực phẩm cung cấp nguồn vitamin, khoáng chất, phytoestrogen có tác dụng “gọi sữa về”. Những thực phẩm tốt cho sản phụ là cà rốt, bí đỏ, nghệ, các loại rau có màu xanh đậm, ngũ cốc (yến mạch, lúa mạch), các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu lăng, đậu gà) và các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt điều). Tuy nhiên, mẹ không nên ăn quá nhiều móng giò, xôi nếp. Những loại thực phẩm này khiến sữa mẹ mang nhiều chất béo và dễ gây tắc tia sữa.
Bà bầu sau sinh mổ nên ăn gì?
- + Ăn chay 6 tiếng sau khi sinh: sau khi sinh mổ đường ruột bị động chạm làm cho hoạt động của ruột bị giảm, dạ dày bị ức chế, do đó bà mẹ sau khi sinh không nên quá nhiều hoặc ăn những thực phẩm khó tiêu dễ gây ra táo bón, gây ra đầy hơi chướng bụng, ảnh hưởng đến tinh thần sức khỏe của mẹ. Vì thế, sau khi sinh mẹ cần ăn chay trong 6 tiếng đồng hồ để ruột có thể hoạt động lại từ từ, có thể dùng các món súp, cháo hầm để đường ruột dễ dàng tiêu hóa.
- + Thay đổi thực đơn: Mặc dầu bà mẹ sau khi sinh cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất để lấy lại năng lượng, nhưng 1-2 ngày sau khi sinh mẹ còn yếu, đường ruột hoạt động không được nhanh vì thế nên sử dụng những thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh các thức ăn dầu mỡ. Sau 3-4 ngày có thể ăn bình thường nhưng không nên ăn quá nhiều, vội vàng có thể bổ sung nhiều trứng, thịt gà, vịt, giò heo, thịt bò. Để tránh việc bị táo bón, bà bầu sau khi sinh mổ nên ăn các loại rau có tính mát, nhiều chất xơ như rau ngót, đọt khoai lang, rau mồng tơi, bí đao..
- + Không ăn thực phẩm tanh: Thực đơn cho mẹ sau sinh mổ không nên sử dụng các thực phẩm tanh sớm vì thường gây ra ức chế sự ngưng tụ của máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đông lượng máu sau khi mổ, khiến vết thương khó có thể lành. Do đó, chăm sóc sau khi sinh mổ đòi hỏi người thân phải am hiểu những vấn đề này.
Thực đơn hàng ngày cho bà mẹ sau khi sinh mổ
+ Thời gian lúc sinh mổ đã làm mất nhiều năng lượng của bà mẹ, vì thế chăm sóc bà bầu sau sinh mổ cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đễ lấy lại năng lượng cho cơ thể, thực phẩm giúp vết thương mau lành, đồng thời giúp tăng lượng sữa mẹ cho trẻ bú đầy đủ.
+ Một thứ không thể thiếu sau khi sinh mổ đó chính là sữa, mẹ nên bổ sung nhiều sữa để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, kích thích tuyến sữa hoạt động tốt. Giúp xương mẹ chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ trẻ phát triển khỏe mạnh, tăng + cường trí thông minh.
+ Mẹ sau khi sinh mổ nên ăn nhiều loại tôm, bởi trong giai đoạn sinh mổ sản dịch thường bị ra rất nhiều, chính vì thế mà bạn nên ăn nhiều tôm để co hồi tử cung, đầy nhanh cách chất dịch bị ứ đọng trong buồng tử cung ra ngoài. Trong tôm có nhiều hoạt chất giúp hỗ trợ việc này hiệu quả.
+ Nhìn chung, chế độ dinh dưỡng của bà mẹ trước khi sinh và sau khi sinh cũng không có khác nhau, nên ăn những thức ăn tươi, vệ sinh an toàn, thức ăn được nấu chín, độ dinh dưỡng được cân bằng, đa dạng và chia đều thành các bữa ăn nhỏ trong ngày.
+ Để giúp vết thương mau lành và lấy lại năng lượng bà mẹ cần lên cho mình những thực đơn có các thực phẩm như thịt heo, thịt gà, thịt bò, cá, trứng, các loại thực phẩm giàu chất sắt, đạm, giúp cung cấp hỗ trợ sản sinh lượng máu bị mất lúc mổ.
+ Nên ăn nhiều rau xanh tươi và các loại trái cây chín chứa nhiều vitamin để giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời rau xanh, trái cây chứa nhiều chất xơ hỗ trợ việc tiêu hóa diễn ra tốt, phòng chống và chữa bệnh táo bón hiệu quả. Thực đơn hàng ngày cho bà mẹ sau khi sinh mổ cần duy trì đủ lượng calo, ăn những thức ăn hỗ trợ vết mổ nhanh lành và tăng tiết sữa. Mẹ bầu sau sinh cũng cần lưu ý những thực phẩm kiêng kỵ cho người sinh mổ, đồng thời đảm bảo thực đơn cho mẹ sau sinh mổ đúng cách nhất là sau khi sinh xong.
Sau khi sinh mổ nên kiêng ăn gì?
- + Tuy bạn có vết mổ nhưng việc kiêng khem chỉ thực hiện với một số thức ăn không tốt cho quá trình lành sẹo như: Đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà… vì chúng là những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ viêm, hay gây ra sẹo lồi…
- + Không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn đặc. Tránh các thực phẩm gây ra sắc tố đen để tránh vết sẹo sâu hơn. Đồng thời cũng không nên dùng các thực phẩm có tính kích thích như cà phê, chè, hạt tiêu hay rượu vang…
- + Ngoài ra, thực phẩm lạnh như bắp cải, củ cải trắng, dưa hấu, lê… nên nhịn ăn sau 40 ngày để ngăn chặn thiệt hại cho đường tiêu hóa và răng.
- + Trong giai đoạn sản dịch đang ra rất nhiều này, bạn cũng nên ăn nhiều chất có tác dụng co hồi tử cung giúp đẩy nhanh chất dịch ứ đọng trong buồng tử cung.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu sau khi sinh là rất cần thiết, vì đây là giai đoạn bà mẹ cần bổ sung dinh dưỡng và những chất giúp tăng lượng sữa mẹ cho bé bú. Bà mẹ nên ăn các thực phẩm như thịt heo, thịt bò, đặc biệt giò heo ( cung cấp sữa mẹ tốt), trứng, cá, sữa… đây là thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm, sắt.. giúp cho vết thương khi mổ mau lành và chống bị thiếu máu, thiếu sắt.
Phụ nữ sau sinh mổ nên ăn hoa quả gì?
Thường xuyên uống nhiều nước, bổ sung nhiều trái cây, rau xanh chứa vitamin C giúp tăng sức đề kháng và chất xơ phòng chống bị táo bón. Ngoài ra, dưới sự hưỡng dẫn của bác sĩ nên bổ sung thêm đa vitamin và khoáng chất dành cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
+ Phụ nữ sau sinh nên ăn chuối: Chuối chứa lượng lớn chất sắt và kali có ích cho hệ tiêu hoá và tuần hoàn máu. Sắt là một trong những chất chính tạo hồng cầu để bù vào lượng máu người mẹ bị mất sau khi sinh con. Do đó, các bà mẹ nên ăn chuối để tránh táo bón và thiếu máu sau khi sinh. Bà mẹ sau sinh càng ăn nhiều thực phẩm giàu sắt thì càng có nhiều sắt cung cấp cho trẻ qua sữa mẹ. Nó sẽ giúp phòng tránh tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh.
+ Cam quýt tốt cho bà bầu sau khi sinh mổ: Cam, quýt là loại thực phẩm tuyệt vời nhất cung cấp năng lượng cho các bà mẹ mới sinh. Quýt chứa hàm lượng lớn vitamin C và canxi. Vitamin C giúp cải thiện độ đàn hồi của thành mạch máu và ngăn ngừa hiện tượng ra máu ở bà mẹ sau sinh. Sinh xong, lớp nội mạc tử cung của người mẹ đã bị tổn thương và chảy nhiều máu. Nếu ăn quýt sau sinh thì người mẹ sẽ phòng tránh được hiện tượng chảy máu, mất máu.
Canxi là chất quan trọng trong việc hình thành xương và răng cho bé. Nếu mẹ thường xuyên ăn cam thì trẻ sẽ được cung cấp canxi qua sữa mẹ. Do đó, bà mẹ sau sinh hay ăn cam thì con không chỉ được cải thiện sự phát triển của xương và răng mà còn giúp ngăn ngừa bệnh còi xương ở trẻ.
Chưa kể, quýt còn có chất xơ giúp kích thích tiết sữa mẹ. Khi tuyến sữa của mẹ bị tắc, lượng sữa cung cấp sẽ giảm, thậm chí có thể gây viêm tuyến sữa. Hậu quả là trẻ không đủ sữa để bú. Bà mẹ sau sinh thường xuyên ăn quýt sẽ giúp tránh được các hiện tượng trên.
+ Đu đủ tốt cho phụ nữ sinh mổ: Đu đủ là một loại quả giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất chống oxy hoá, chất khoáng, chất xơ hơn các loại quả khác. Đu đủ còn rất giàu protein, chất béo, các vitamin A, B, C, D, E…Ăn canh, hay cháo móng giò hầm đu đủ xanh sẽ giúp bà mẹ tăng lượng sữa, kích thích tiết sữa nhiều. Bởi thế, đây là món ăn phổ biến cho bà mẹ sau sinh. Món này còn giúp chữa các bệnh ít sữa hoặc sữa loãng ở sản phụ.
Đặt tên cho con năm 2024 đẹp hay và ý nghĩa nhất
Bạn hẳn là vừa trải qua một ca sinh mổ để đón bé yêu chào đời phải không? Ngoài việc tìm hiểu các chế độ dinh dưỡng sau khi sinh để tốt cho sức khoẻ của mẹ và bé yêu ra, thì việc đặt tên cho con cũng là một vấn đề quan trọng nhất trong cuộc đời của bạn và chồng. Cái tên sẽ đi theo bé suốt cả cuộc đời vì vậy việc đặt tên cho con làm sao để đẹp, ý nghĩa và hợp với mệnh của bé nhất là điều mà bố mẹ không khỏi bận tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách đặt tên cho còn tuổi Kỷ Hợi 2024 dưới đây nhé:
+ Nếu bé yêu nhà bạn là con trai, thì việc đặt tên cho con trai rất quan trọng, con trai được xem là người nối dõi tông đường, kế tục những ước mơ chưa tròn của cha mẹ. Vì vậy, việc chọn một cái tên để gửi gắm niềm mong đợi, hy vọng cho con trai yêu của mình là điều rất được coi trọng. Khi đặt tên cho con trai, bạn cần chú ý đến những phẩm chất thiên phú về mặt giới tính để chọn tên cho phù hợp.
Nếu bạn mong ước con trai mình có thể phách cường tráng, khỏe mạnh thì nên dùng các từ như: Cường, Lực, Cao, Vỹ… để đặt tên. Con trai bạn sẽ có những phẩm đức quý báu đặc thù của nam giới nếu có tên là Nhân, Nghĩa, Trí, Tín, Đức, Thành, Hiếu, Trung, Khiêm, Văn, Phú… Bạn có ước mơ chưa trọn hay khát vọng dở dang và mong ước con trai mình sẽ có đủ chí hướng, hoài bão nam nhi để kế tục thì những tên như: Đăng, Đại, Kiệt, Quốc, Quảng… sẽ giúp bạn gửi gắm ước nguyện đó
+ Còn nếu bé yêu nhà bạn là con gái thì mệnh của bé là mênh Mộc, những người thuộc mệnh Mộc luôn tràn đầy năng lượng, sung sức, có tâm hồn nghệ sĩ, có khả năng phát triển và rất vô tư. Vì vậy những tên mang mệnh Mộc phù hợp phong thủy có thể kể đến các tên đối với bé gái là: Xuân Trúc, Anh Đào, Đỗ Quyên, Cúc Anh, Mai Hoa, Hương Quỳnh, Tú Quỳnh, Ngọc Liễu, Thi Thảo, Phi Lan.
Đặt tên cho con cũng là một việc trọng đại. Cha mẹ luôn tìm ra phương pháp đặt tên theo phong thủy để đứa con mình luôn dồi dào sức khỏe và có một tương lai tươi sáng.