Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết bệnh suy thận mãn tính: Khi thận bị suy yếu trong nhiều tháng hay nhiều năm sẽ dẫn tới căn bệnh suy thận mạn tính, còn nguyên nhân khiến thận bị suy yếu lại khá nhiều, đa phần là do mắc các loại bệnh khác nhau. Chẳng hạn như bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, sỏi thận, ung thư bàng quan, ung thư thận, bệnh thận đan nang, viêm cầu thận, bệnh lở ngoài da, viêm mạch… Tất cả những căn bệnh này đều có khả năng làm tổn thương tới thận từ đó dẫn tới tình trạng suy thận.
Bệnh suy thận mãn tính là gì?
Suy thận mãn tính hay còn gọi là suy thận mạn là tình trạng thận không còn đảm bảo các nhiệm vụ chính của mình nữa và dần dần suy thoái. Đây là một căn bệnh không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mà còn để lại những biến chứng cho toàn bộ cơ thể, từ những bệnh về tim mạch, giảm phản ứng miễn dịch cho tới các vấn để về xương. Chính vì thế mà bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh suy thận mãn tính này.
Thận là một cơ quan quan trọng trong cơ thể giúp loại bỏ các chất độc ra ngoài theo đường nước tiểu. Suy thận tức là khi thận mất dần chức năng của mình, tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều năm cho tới khi thận vĩnh viễn không còn có khả năng đảm nhiệm nhiệm vụ của mình. Suy thận sẽ khiến cho những độc tố chồng chất, tích tụ trong cơ thể và tới một lúc nào đó sẽ phát sinh các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Những người trên 65 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh này khá cao, ngoài ra thì những ai bị mắc các chứng bệnh như béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim… cũng có khả năng bị suy thận. Hơn nữa những người có thói quen hút thuốc lá thì có nguy cơ không chỉ bị suy thận mãn tính mà còn bị nhiều bệnh nguy hiểm khác nữa.
Nguyên nhân gây bệnh suy thận mãn tính
Khi thận bị suy yếu trong nhiều tháng hay nhiều năm sẽ dẫn tới căn bệnh suy thận mạn tính, còn nguyên nhân khiến thận bị suy yếu lại khá nhiều, đa phần là do mắc các loại bệnh khác nhau. Chẳng hạn như bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, sỏi thận, ung thư bàng quan, ung thư thận, bệnh thận đan nang, viêm cầu thận, bệnh lở ngoài da, viêm mạch… Tất cả những căn bệnh này đều có khả năng làm tổn thương tới thận từ đó dẫn tới tình trạng suy thận.
Triệu chứng – dấu hiệu nhận biết suy thận mãn tính
Khi bệnh bắt đầu có dấu hiệu nặng hơn thì người bệnh sẽ có huyết áp tăng cao, phù nề rõ ràng, thiếu máu, có khi bị đi tiểu ra máu. Nghiêm trọng có thể dẫn tới gãy xương lâu liền, rối loạn testosterol, thậm chí có thể vô sinh. Thông thường người ta chia suy thận mãn tính hành 5 cấp độ và nếu không có cách điều trị đúng đắn thì có thể dẫn tới bệnh ngày càng nặng hơn và cuối cùng có khi phải chạy thận nhân tao vì thận đã mất hoàn toàn và vĩnh viễn các chức năng của mình. Để chẩn đoán bệnh thận mạn tính, bác sĩ có thể sẽ thực hiện các bước sau:
+ Xác định độ lọc cầu thận (GFR): Đây là cách hiệu quả nhất để kiểm tra chức năng của thận. Sau khi biết được mức GFR, bác sĩ có thể tính toán lượng creatinine trong máu, chủng tộc, giới tính và những thứ khác. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp tùy vào mức GFR và từng giai đoạn của bệnh.
+ Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan) hoặc siêu âm: Việc này sẽ giúp bác sĩ biết được liệu thận của bạn lớn hoặc nhỏ hơn hay không. Sau đó họ sẽ kiểm tra các triệu chứng khác như sỏi thận hoặc khối u dựa trên cấu trúc của thận và đường tiết niệu.
+ Sinh thiết thận: Điều này thường được thực hiện trong một số trường hợp nhất định để tìm ra căn bệnh chính xác mà thận gặp phải. Phương pháp này giúp đánh giá mức tổn thương của tận để đưa ra phương pháp điều trị. Để thực hiện sinh thiết, bác sĩ sẽ lấy mẫu mô thận để kiểm tra.
Các dấu hiệu của chứng suy thận đa phần đều không rõ ràng cũng như dễ lầm lẫn với các bệnh thông thường khác, dó đó mà người bệnh rất khó phát hiện bệnh của mình. Những triệu chứng ban đầu thường có mệt mỏi, không thèm ăn, dễ bị bầm tím trên da, đi tiểu thường xuyên cùng tình trạng phù nề nhưng không rõ rệt lắm. Điều bạn nên làm là tới gặp bác sĩ để kiểm tra trước khi bệnh tình trở nên tồi tệ hơn.
Cách điều trị suy thận mãn tính hiệu quả nhất
Làm một xét nghiệm đơn giản về lượng protein trong nước tiểu. Protein đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Khi cơ thể khỏe mạnh, thận sẽ hấp thụ protein vào cơ thể. Ngược lại, nếu thận bị tổn thương, protein sẽ bị lọc ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu. Do đó, bạn cần thực hiện một vài bài kiểm tra khác nhau về lượng protein trong nước tiểu. Xét nghiệm máu để đo lượng creatinine, một chất thải sản xuất trong cơ bắp của bạn. Creatinine thường được bài tiết qua thận. Do đó, nếu thận bị tổn thương, lượng creatinine trong máu sẽ tăng lên.
Khi bệnh còn trong giai đoạn nhẹ và được phát hiện sớm thì người bệnh hoàn toàn có thể được trị khỏi bằng chế độ ăn uống và tập luyện tích cực. Người bị suy thận nên ăn các loại thực phẩm như rau xanh, trứng gà, thịt nạc, khoai tây, khoai lang, khoai sọ, hoa quả ngọt… Tránh các loại thức ăn nhiều đạm, nội tạng của động vật như tim, óc, gan… hay một số loại đồ ăn khác như gạo, đậu đỗ, lạc, vừng, rau muống, rau dền… Nếu tình trạng suy thận mãn tính đã nặng thì bạn nên tới ngay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chữa trị. Bác sĩ có thể xét nghiệm chính xác giai đoạn bệnh và cho các loại thuốc đặc trị dùng để kiểm soát bệnh cũng như tránh các biến chứng nguy hiểm mà suy thận mang lại.
Với các thức uống có cồn như rượu, bia thì nên có sự điều độ, không nên uống quá nhiều vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như dẫn tới suy thận. Bạn cũng không nên hút thuốc lá vì tác hại của thói quen này không chỉ ở thận mà còn nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Cần có một chế độ ăn uống lành mạng đồng thời kiểm soát cân nặng của bản thân để cơ thể luôn khỏe mạnh và thận cùng các bộ phận khác của cơ thể luôn hoạt động tốt. Bệnh suy thận mãn tính nếu kéo dài sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe cũng như cơ thể của người bệnh. Do đó, nếu nhện thấy sự bất thường trong người thì bạn nên tới ngay bác sĩ chuyên khoa để có sự chuẩn đoán và điều trị kịp thời
Người bị suy thận không nên ăn gì?
Đo mức lọc cầu thận và nồng độ creatinin máu để định mức suy thận, từ đó sẽ xây dựng chế độ dinh dưỡng theo biện pháp điều trị bảo tồn nội khoa hay điều trị thay thế thận suy như lọc máu ngoài thận chu kỳ. Khi lọc máu không hiệu quả mới ghép thận. Trong bài này sẽ giới thiệu chế độ ăn rất thấp đạm, đủ năng lượng cho những người bệnh không được lọc máu chu kỳ ngoài thận. Nguyên tắc xây dựng thực đơn:
Đạm rất thấp: Dưới 25g đạm/ngày. Vì thế cần đạm có giá trị sinh học cao, đủ axit amin cần thiết và hấp thu cao. Loại này thường có trong thực phẩm động vật như thịt, cá, trứng, sữa và chiếm ít nhất 50% lượng đạm của khẩu phần.
Đủ năng lượng: Trung bình 35-40 kcalo/kg/người. Nên dùng các loại khoai, củ, miến dong giàu năng lượng nhưng ít đạm. Còn gạo, mỳ chỉ dùng dưới 150g/ngày. Tăng sử dụng đường, mật ngọt. Chất béo có trong dầu, mỡ, bơ nên dùng 30-50g/ngày.
Đủ vitamin và muối khoáng: Dùng rau ít đạm như bí xanh, bí đỏ, cần ta, dọc mùng, su su, đu đủ xanh… Hạn chế rau ngót, muống, rau sắng vì nhiều đạm. Quả ngọt nên dùng nhiều. Rau quả cung cấp nhiều vitamin, nhất là vitamin C, Fe, axit folic để tạo máu; các nhóm B – A – E để tăng cường các chất chống ôxy hoá, tăng sức đề kháng.
Cân bằng muối và nước: Ít phốt phát, ít toan, đủ canxi. Ăn nhạt ở mức 2-3g muối/người. Nếu ăn thêm bột gia vị, mỳ chính thì bớt muối đi. Tăng thức ăn giàu canxi như tép, cá nhỏ, xương… và giảm thức ăn nhiều phốt phát như bầu dục, gan… Nước để ăn và uống bằng số lượng nước tiểu thải ra ngày hôm trước, ít hơn nếu có phù, nhiều hơn nếu có mất nước như bị tiêu chảy. Chú ý: Nên thực hiện lọc máu chu kỳ ngoài thận khi mức lọc cầu thận xuống dưới 40ml/phút.
Tags: suy thận mãn tính, suy thận, bệnh thận, bệnh tiết niệu