Có thể bạn quan tâm:

  1. Cắt tóc mái thưa Hàn Quốc đẹp 2023 đón đầu xu hướng tóc 2023
  2. Những ngôi biệt thự sang chảnh nhất của thần tượng Kpop
  3. Các mẹ đã biết thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi thế nào chưa?
  4. Cách nấu cháo lòng miền Nam đúng chuẩn bạn nên thử
  5. Cách nấu cháo Tôm cho bé ăn dặm đúng chuẩn các mẹ nên biết

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tốt nhất trong suốt quá trình mang thai: Trong quá trình mang thai, đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu, thai phụ nên cân nhắc và lựa chọn thực phẩm xanh, sạch, tốt cho bé cũng như cho mẹ cùng quá trình chuyển dạ. Một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai sẽ là món quà tốt nhất cho bé con sắp chào đời. 3 tháng đầu thai kỳ thường là giai đoạn khá khó khăn với những phụ nữ lần đầu mang thai vì có thể bị nghén, ăn không được, ói… Trong khi đó dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể bé chưa nhiều. Hãy cùng Báo Phụ Nữ Số tham khảo các loại thực phẩm nên và không nên sử dụng dưới đây nhé!

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tốt nhất trong suốt quá trình mang thai

Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu là rất quan trọng đối với bà bầu vì đây là giai đoạn ốm nghén nhiều nhất và dễ sảy thai nhất. Vì vậy, chế độ ăn để đảm bảo dinh dưỡng trong thời gian này là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Chế độ ăn trong 3 tháng đầu mang thai:

    Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường. Các món ăn cần đảm bảo các yếu tố: dinh dưỡng, đạm, khoáng chất, vitamin…Bên cạnh đó, thai phụ cần bổ sung hoa quả, rau xanh và lựa chọn thực phẩm sạch để hệ tiêu hóa được bảo vệ một cách tốt nhất. Có thể bổ sung thêm thuốc bổ (sắt, acid folic, B12) trong thời gian này.

    Để tránh hiện tượng nôn, buồn nôn do ốm nghén hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (từ 5 -6 bữa). Một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng của người mẹ khi mang thai sẽ là món quà tốt nhất cho em bé sắp chào đời. Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa để tránh hiện tượng nôn, buồn nôn …

Những dinh dưỡng cần thiết trong 3 tháng đầu mang thai:

Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tốt nhất

Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 1 kg tới 2,3 kg. Đối với những mẹ béo phì không khuyến khích để tăng cân. 3 tháng đầu là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu.

    Chất đạm (protein): bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày: Chất đạm có nhiều trong: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Lượng đạm cần thiết tương đương 50-100 gr thịt cá, 100-180 gr đậu hũ hoặc 1-2 ly sữa mỗi ngày.

    Chất sắt: bổ sung ít nhất 15gr sắt mỗi ngày. Chất sắt có nhiều trong: thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… Sắt giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày. Sắt có trong: thịt, gan, tim, cật, rau xanh…giúp tăng thể tích máu phòng ngừa thiếu máu.

    Canxi: hình thành hệ xương và răng cho bé. Canxi có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Khi cơ thể mẹ thiếu canxi dẫn đến bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.

    Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ: Vitamin B9 có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim… Acid folic giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai.

    Vitamin D: giúp hấp thu canxi tối ưu: Vitamin D có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần bổ sung vitamin D bằng cách phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (trong khoảng thời gian từ 5 đến 6h sáng). Khi phơi nắng nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không đeo găng tay, đi tất, phơi nắng sau cửa kính… để cơ thể hấp thu vitamin D một cách tốt nhất. Bà bầu phơi nắng để bổ sung vitamin D giúp thai nhi phát triển hệ xương và mầm răng.

    Vitamin C: tạo bánh nhau bền chắc giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Bên cạnh đó vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây như: bưởi, cam, quýt…

Những loại thực phẩm không tốt cho phụ nữ mang thai

Trong thời kỳ mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cũng như tính an toàn và cho mẹ và thai nhi.  Có nhiều thực phẩm bạn cần phải ăn nhiều để có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi nhưng cũng có những loại thực phẩm mẹ bầu cần phải tránh tuyệt đối để đảm bảo an toàn cho thai nhi và tránh những tình huống xấu có thể xảy ra đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

    Phô mai tươi và phô mai loại mềm: Ăn phô mai mềm trong thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho con bởi phô mai làm bằng sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria, nó có thể dẫn tới sẩy thai, sinh non và tử vong. Tốt nhất bạn nên tránh các loại phô mai như: brie, camembert, feta, phô mai xanh, phô mai tươi – trừ các sản phẩm có ghi trên nhãn được tiệt trùng hoàn toàn. Để đảm bảo bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

    Nước ép hoa quả tươi mua sẵn: Nước trái cây tươi có bán trong các nhà hàng, quán bar hoặc quán cóc vỉa hè có thể không được tiệt trùng để loại bỏ tất các các loại vi khuẩn có hại, bao gồm cả salmonella và ecoli. Phụ nữ có thai nên tự ép nước hoa quả ở nhà. Sử dụng nước ép đóng hộp có thời hạn rõ ràng cũng là lựa chọn an toàn hơn.

    Sushi: Nếu là fan của sushi thì bạn sẽ phải dừng ăn món này trong 9 tháng mang thai. Mặc dù hải sản có chứa nguồn protein dồi dào nhưng hải sản sống đồng thời cũng là nguồn gốc của ký sinh trùng có hại và vi khuẩn. Bộ y tế Mỹ đã khuyến cáo phụ nữ mang thai chỉ ăn cá và hải sản khi đã được nấu chín kỹ.

    Mẹ bầu không nên ăn mướp đắng: Mướp đắng là một loại quả có giá trị dinh dưỡng cao. Nó vừa giàu folate (dạng tự nhiên của axit folic), vitamin C, vitamin B, sắt, kèm, kali,… Tuy nhiên đối với mẹ bầu thì không nên sử dụng nhiều mướp đắng. Vị đắng của nó có thể dẫn đến các cơn co thắt tử cung, nhất là với những mẹ bầu tử cung dị dạng, đã từng phẫu thuật tử cung – là những đối tượng có nguy cơ sảy thai cao.

    Rau sam: Rau sam là một loại rau dại khá phổ biến. Nó được dùng như một thảo dược để chữa bệnh. Rau sam có tính hàn nên dễ gây ra các cơnco thắt tử cung khi mẹ bầu ăn nhiều.

    Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành: Có nhiều nghiên cứu trái ngược nhau về tác dụng của đậu nành tới sức khoẻ sinh sản ở nam giới và sức khoẻ thai nhi, nghiên cứu ở Bệnh Viện Hoàng gia Victoria, Belfast (nước Anh) cho rằng đậu nành giàu hoóc môn sinh sản nữ – oestrogen, vì thế đàn ông trong độ tuổi sinh sản không nên ăn đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành bởi nó sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng và cản trở quá trình thụ thai, có thể gây ra các bất thường ở cơ quan sinh sản và khuyết tật tình dục đối với bé trai.

    Rau ngải cứu là loại thực phẩm mẹ bầu cần tránh xa: Ngải cứu là một phương thuốc chứa đau đầu, chóng mặt, đau bụng hiệu quả. Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nếu mẹ bầu ăn nhiều ngải cứu trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, sẽ có nguy cơ bị xuất huyết, tử cung co thắt, dẫn đến sảy thai. Một số bà mẹ dùng ngải cứu để an thai như kinh nghiệm dân gian thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng cụ thể để không ảnh hưởng tới thai nhi nhé.

11 loại thực phẩm dễ gây sẩy thai các mẹ bầu cần tránh

    Rau ngót: Trong lá rau ngót có chứa Papaverin – là một chất có tác dụng co bóp các cơ trơn của tử cung, đe dọa tới sự phát triển của thai nhi. Mẹ sẽ có nguy cơ sảy thai cao nếu sử dụng quá 30gr rau ngót tươi trong một lần.

    Bánh có trứng sống: Bạn nên chú ý đến nguyên liệu làm bánh, đặc biệt là trứng sống. Nếu trong nguyên liệu làm bánh của bạn có trứng thì phải được nướng chín hoàn toàn và thử bánh khi chắc chắn nó đã chín. Vì trong trứng sống có thể chức 20.000 vi khuẩn salmonella. Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên bỏ qua một số món bánh tráng miệng như mousse, tiramisu thường được làm từ nguyên liệu kem trứng – trứng đánh bông mà không qua nướng chín.

    Rau chùm ngây: Đây là loại rau có hàm lượng vitamin C, protein, canxi, vitamin A rất cao. Tuy nhiên trong loại rau này chứa Alpha-sitosterol, một chất có tác dụng tương tự như hormone estrogen. Chất này khi đi vào cơ thể mẹ bầu sẽ gây ra các cơn co thắt tử cung. Loại rau này khá hiếm ở Việt Nam nhưng vẫn có thể tìm thấy ở siêu thị theo con đường nhập khẩu.

    Rau răm: Rau răm gây ra tình trạng thiếu máu khi mang thai, nhất là trong những tháng đầu mới mang thai. Ngoài ra rau răm còn làm cho tử cung bị co thắt, dẫn tới nguy cơ sảy thai.

    Thực phẩm tái, sống: Như thịt tái, cá sống ăn mù tạt, các món ăn được chế biến bằng phương pháp tái chanh, trứng tái sống, sốt mayonnaise… bởi những thực phẩm này có thể chứa ký sinh trùng toxoplasmosis mà nếu mẹ bầu ăn phải trong 3 tháng đầu có thể gây sảy thai, thai chết lưu hoặc các biến chứng nguy hiểm khác khó có thể lường trước được;

    Quả dứa: Dứa là một loại quả phổ biến nhưng nó được khuyến cáo không nên dùng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Nguyên nhân là do trong dứa có chứa chất Bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tăng nguy cơ sảy thai. Vì thế, mẹ không nên ăn nhiều dứa hay uống nước ép dứa tươi lẫn nước ép đóng lon. Tuy nhiên, dứa lại có ích trong cuộc “vượt cạn” của mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ đã quá ngày dự sinh, nên uống một ly nước dứa để cuộc chuyển dạ thuận lợi hơn.

    Nhãn và vải là 2 loại quả bà bầu cần tránh: Nhãn và vải đều gây ra hiện tượng nóng trong. Đối với mẹ bầu, vốn đã có thân nhiệt cao hơn bình thường, ăn nhiều nhãn vải có thể dẫn tới xuất huyết, đau bụng, thậm chí là động thai, dọa sảy.

11 loại thực phẩm dễ gây sẩy thai các mẹ bầu cần tránh

    Táo mèo cũng là thực phẩm bà bầu không nên sử dụng: Táo mèo là đặc sản của vùng Tây Bắc, nó có vị chua ngọt nên được các mẹ bầu đang ốm nghén ưa chuộng. Nhưng, táo mèo lại không tốt cho thai phụ. Nguyên nhân là do, táo mèo khi đi vào cơ thể sẽ kích thích tử cung. Hậu quả là có khả năng gây ra sảy thai, sinh non

    Đu đủ xanh: Trong đu đủ xanh và đu đủ chưa chín hẳn, có chứa rất nhiều enzym và mủ có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, dẫn đến sẩy thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ; Chính vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn đu đủ xanh và đu đủ chưa chín nhé, chỉ nên ăn đu đủ đã chín cây hoàn toàn vì nó có rất nhiều dưỡng chất tốt cho phụ nữ mang thai và cần thiết cho sự phát triển của em bé khi mới chào đời.

    Củ dền: Củ dền có màu đỏ nên nhiều mẹ bầu lầm tưởng nó có tác dụng bổ máu. Trên thực tế, ăn củ dền có thể khiến máu bị oxy hóa thành methemoglobin, làm hồng cầu mất chức năng vận chuyển oxy, gây ra tình trạng thiếu máu, ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng của thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai.

    Thực phẩm có chứa vi khuẩn listeria: Cụ thể là thịt muối, pho mát mềm, sữa chưa được tiệt trùng;  Khi ăn các thực phẩm này, mệ bầu rất dễ bị nhiễm khuẩn listeria do lúc này hệ miễn dịch và sức đề kháng của mẹ bầu khá yếu. Listeria đi qua nhau thai có thể khiến thai nhi bị nhiễm trùng, đe dọa đến tính mạng. Không những thế nó còn có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai. Rất nguy hiểm.

    Cà phê: Trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu không nên uống cà phê vì nó có thể gây ran guy cơ sảy thai; Không những thế, trong cà phê có chứa cafein, nó sẽ đi qua nhau thai và làm rối loạn quá trình phát triển, gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

    Rượu, đồ uống có gas: Mẹ bầu nên tuyệt đối không nên uống rượu, các thức uống chứa cồn, đồ uống có gas vì nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi hết sức nguy hiểm. Theo nhiều nghiên cứu nếu mẹ bầu uống quá nhiều rượu trong thời kỳ mang thai thì thai nhi sinh ra rất dễ bị các tổn thương thần kinh và có nguy cơ mắc bệnh đao rất cao.

    Khoai tây mọc mầm: Khoai tây là thực phẩm dinh dưỡng, tuy nhiên nếu khoai tây đã mọc mầm thì mẹ bầu lại không nên ăn vì trong khoai tây đó có chứa độc tố solaninne, chất độc này nếu tích tụ trong cơ thể sẽ khiến thai nhi bị dị tật dị dạng rất nguy hiểm.

Những loại thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu:

Tuy giai đoạn đầu của thai kỳ, các bà mẹ chưa cần bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng, một kế hoạch ăn uống hợp lý, sẽ giúp cho quá trình hình thành và phát triển của thai nhi được hoàn thiện hơn. Dưới đây, là một số loại thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu bạn nền biết để bổ sung cho cơ thể, sẽ tốt cho cả mẹ và bé.

    Các loại thịt đỏ: đây là nguồn cung cấp sắt tự nhiên và an toàn nhất. Các loại thịt heo, bò, gia cầm chúng chứa nhiều đạm và protein ngoài ra các tế bào đỏ sẽ góp phần tạo ra hồng cầu bổ sung máu cho cơ thể. Trong giai đoạn đầu, lượng máu cần cho cơ thể tăng khoảng 10% so với bình thường, và sẽ tăng nhiều hơn ở các giai đoạn sau của thai kỳ.

    Các loại ngũ cốc: lúa mạch, bột mì, gạo, yến mạch, gạo lứt…trong ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, và các vitamin nhóm B, ngoài ra trong ngũ cốc còn chứa hàm lượng sắt nhất định. Chất xơ giúp hỗ trợ cho hệ thống tiêu hóa của phụ nữ mang thai hạn chế tối đa nổi ám ảnh về táo bón. Ngũ cốc ở đây là ngũ cốc nguyên chất như gạo lứt, bánh mì đen chứ không phải các loại đã qua tinh chế có đường. Trong ngũ cốc nguyên chất, hàm lượng chất béo và muối ( hai thành phần nếu dùng quá nhiều sẽ nguy hiểm đến thai nhi và tim mạch) rất ít, nên các bà bầu có thể yên tâm dùng. Tuy nhiên, hàm lượng chất xơ cần cho cơ thể mỗi ngày khi mang thai khoảng 28gr, tốt nhất nên dùng nhiều vào buổi sáng, các bà bầu nên sử dụng một cách hợp lý.

    Các loại rau củ quả: cải xanh, bí đỏ, bí đao, khoai lang, cà rốt, bông cải xanh, khoai tây, cà chua, xà lách, măng tây…bổ sung hàm lượng chất xơ rất lớn. Chứa nhiều beta caroten giúp phát triển hệ thống da, thính giác, thị giác, hệ thống thần kinh, hệ xương, và men răng cho thai nhi. Trong rau củ quả còn chứa nhiều axit folic giúp tránh được các dị tật như nứt cột sống cho thai nhi.

    Các loại trái cây: quýt, bơ, dưa hấu đỏ, xoài, bưởi, nho, kiwi, các quả họ dâu…chứa nhiều vitamin C, E, và các vitamin nhóm B và folate tự nhiên giúp bảo vệ phổi giảm nguy cơ thai nhi mắt phải hen suyễn. Vitamin C tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

    Sữa: các bà bầu nên chọn cho mìnhmột loại sữa mình có thể uống được ( có thể nghén sẽ làm cho các bà bầu không thể uống được một vài loại sữa), trong sữa có nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể và thai nhi. Hàm lượng canxi có trong sữa sẽ giúp cho quá trình tạo xương và răng, canxi chiếm 99% thành phần cấu tạo nên xương và răng. Canxi có trong sữa sẽ dễ hấp thu hơn.

Lời kết: Theo đánh giá của bác sĩ chuyên khoa, quá trình mang thai là thời gian hạnh phúc nhưng cũng nhiều thử thách đối với người phụ nữ. Trong 3 tháng đầu, do ảnh hưởng của bào thai tác động lên cơ thể người mẹ (nhất là các bà mẹ mang thai lần đầu tiên) gây nên hiện tượng “ốm nghén”: bỏ ăn, buồn nôn, nôn, sợ dầu mỡ, các loại mùi, thích ăn vặt…. gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, để hạn chế ốm nghén và đảm bảo sức khỏe trong thời gian này, các thai phụ cần chia nhỏ bữa ăn từ 5 đến 6 bữa một ngày để tránh hiện tượng nôn, buồn nôn… Mặt khác, kìm nén những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính người mẹ. Đảm bảo thực đơn chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng gồm: chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, rau xanh, hoa quả…đặc biệt bổ sung thêm: sắt, acid folic, B12 trong thời gian này.Chúc các mẹ bầu luôn biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho thai nhi và cho chính mình thật hiệu quả nhé. Đừng quên chia sẻ bài viết này về Facebook để bạn bè cùng xem nhé!