Mang thai tuần 28 có dấu hiệu thai nhi quay đầu chưa? Cần lưu ý gì?

Mang thai tuần 28 có dấu hiệu thai nhi quay đầu chưa? Ở tuần thai thứ 28, mẹ có thể cảm thấy rõ ràng đầu tử cung của mình cách rốn chừng 9cm. Một số biểu hiện khó chịu như chuột rút, trĩ hoặc các triệu chứng giãn tĩnh mạch vẫn tiếp tục “hành hạ” mẹ. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng nhé vì các triệu chứng này sẽ biến mất ngay sau khi sinh bé. Chứng mất ngủ vào buổi tối ngày càng gây khó chịu cho mẹ dù mẹ đang rất mệt mỏi và thèm ngủ. Đây cũng là triệu chứng thông thường trong ba tháng cuối thai kỳ và khó khắc phục.

Tuần thai thứ 28 bé yêu trong bụng đã thực hiện được rất nhiều cử động rồi nhé. Bé đang hàng ngày bận rộn với những kỹ năng mới như nháy mắt, mút ngón tay, ho, nấc và hít thở. Tuy nhiên, điều mà nhiều mẹ bầu quan tâm nhất lúc này đó chính là thai nhi 28 tuần đã quay đầu chưa? Để giải đáp cho thắc mắc này, chúng ta hãy cùng nhau dành thời gian để tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thai thứ 28

Trong tuần thai thứ 28, chứng giãn tĩnh mạch khiến cho đôi chân của mẹ có cảm giác thật khó chịu, đôi khi chúng bị tê và bị phù nề nữa. Vì thế, các mẹ hãy dành thời gian chăm sóc đôi chân của mình như kê cao chân khi ngồi làm việc, khi ngủ… nhé. Tuần thai thứ 28, chắc hẳn bây giờ mẹ đã cảm nhận thấy những cú đạp đau điếng rồi phải không?

mang thai tuần 28, thai kỳ, khám thai, sinh non, thai nhi quay đầu, ngôi thai thuận, ngôi thai ngược, lịch khám thai, mang thai tuần 36Bé giờ đây không còn ngọ nguậy nữa mà là những động tác mạnh khiến mẹ đôi khi cảm thấy khó chịu. Lúc này cân nặng của bé đạt khoảng 1,1kg, chiều cao nếu đứng thẳng khoảng 38cm. Tuần 28, thai nhi trong bụng mẹ đã hơn 1 kg rồi và chiều dài tính từ đầu đến chân đạt khoảng 37 cm. Đầu của bé ngày một lớn hơn để tạo không gian cho bộ não phát triển bình thường. Tuy tuần này, não bé vẫn còn phẳng nhưng đến các tuần sau thì các nếp nhăn trên bề mặt não sẽ bắt đầu hình thành.

Gai lưỡi của thai nhi phát triển nên vị giác lúc này của bé rất nhạy bén. Lông mày và lông mi cũng đã rõ ràng, tóc trên đầu cũng mọc dài hơn. Bé trong tròn trịa hơn do làn da căng phồng bởi lớp mỡ phía dưới. Cũng vào thời điểm này, thai nhi đã có thể nhìn thấy ánh sáng qua thành tử cung của mẹ. Do đó, mẹ bầu cần nên thường xuyên tiến hành các phương pháp thai giáo  bằng ánh sáng để giúp bé phát triển thị giác.

Cơ thể mẹ đang phình to rất nhanh. Lúc này, mẹ có thể cảm thấy rõ ràng đầu tử cung của mình cách rốn chừng 9cm. Một số biểu hiện khó chịu như chuột rút, trĩ hoặc các triệu chứng giãn tĩnh mạch vẫn tiếp tục “hành hạ” mẹ. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng nhé vì các triệu chứng này sẽ biến mất ngay sau khi sinh bé. Chứng mất ngủ vào buổi tối ngày càng gây khó chịu cho mẹ dù mẹ đang rất mệt mỏi và thèm ngủ. Đây cũng là triệu chứng thông thường trong ba tháng cuối thai kỳ và khó khắc phục.

Từ thời điểm này, mẹ sẽ cảm thấy bản thân khó tập trung vào làm việc hơn. Vì thế, mẹ có thể hỏi người quản lý chuyển sang công việc bán thời gian thay vì toàn thời gian, làm việc ở nhà hoặc chuyển sang làm những việc nhẹ nhàng hơn. Mẹ cũng nên cẩn thận với những cơn đau khớp, nếu mẹ đang làm việc với máy tính trong một thời gian dài thì nên nghỉ giải lao thường xuyên để các ngón tay, cổ tay và cánh tay được thư giãn.

Nếu mẹ cảm thấy quá mệt mỏi và căng thẳng khi vừa mang thai vừa chăm lo gia đình, hãy tâm sự, chia sẻ cùng ông xã để cả hai cùng nhau giải quyết và đưa ra biện pháp khắc phục tốt nhất. Nếu chưa tiêm phòng uốn ván, mẹ nhớ đến các trung tâm y tế để chích ngừa nhé. Tiêm phòng uốn ván thường được chỉ định tiêm từ tháng thứ 6 thai kỳ và tiên lại mũi tiếp theo sau 1 tháng.

Mang thai tuần 28 đã quay đầu chưa?

Thực tế, thời gian thai nhi quay đầu ở mỗi mẹ bầu sẽ là khác nhau. Thông thường thì, phải đến tuần thai thứ 35, 36 thì mẹ mới biết được thai nhi đã quay đầu hay chưa. Nhưng trong một số trường hợp, thời điểm thai nhi chúc xuống có thể đến sớm hơn khoảng từ tuần thứ 28, đặc biệt là đối với những mẹ bầu mới mang thai lần đầu.

Lúc này, qua thiết bị siêu âm, bác sĩ sẽ cho bạn biết ngôi thai, đó là tư thế nằm của thai nhi bên trong tử cung. Bé có thể có ngôi thai đầu – đầu quay xuống dưới cổ tử cung, ngôi mông – chân quay xuống phía dưới, hoặc ngôi ngang – lưng bé quay xuống cổ tử cung.

Mẹ bầu cũng không cần phải quá lo lắng nếu như bé yêu chưa có ngôi thai thuận, bởi đa số, bé sẽ quay đầu xuống dưới vào tuần 36. Vào tuần này, vị trí của thai nhi trong bụng mẹ bầu sẽ là một căn cứ quan trọng để xác định ngôi thai khi bé chào đời. Thai nhi sẽ cuộn mình đồng thời, chúc đầu xuống dưới khung xương chậu và mặt của bé quay về lưng mẹ và sẵn sàng chờ ngày khai hoa nở nhụy.

Mang thai tuần 28 cần lưu ý những gì?

Để dễ dàng đi vào giấc ngủ, mẹ cần tránh đưa lượng caffein vào cơ thể vào buổi chiều, nằm ở hướng gió mát nhè nhẹ trong phòng ngủ và đảm bảo một chiếc giường thật êm ái cùng gối dựa giúp mẹ thay đổi tư thế cho thoải mái. Mẹ tuyệt đối không nên dùng thuốc an thần và thuốc ngủ vì những loại được phẩm này có tính rủi ro cao và không có lợi cho thai nhi. Thay vào đó, mẹ nên uống sữa, kê thêm gối, nằm nghiêng một bên và kê đùi trên gối ôm dài. Mẹ hãy để máy tính và điện thoại ngoài phòng ngủ.

Giai đoạn này, ngực mẹ đã to lên nhiều, vì thế, mẹ nên sử dụng loại áo ngực chuyên biệt cho thời kì mang thai. Loại áo ngực tốt nhất là loại có thể nâng được bầu ngực, rộng rãi, thoáng mát, thấm hút tốt. Việc khám thai 2 tuần 1 lần vẫn cần được mẹ thực hiện cho đến tuần thai thứ 36. Mẹ cũng cần chú ý đến các lần đạp của bé, chụp hình ảnh sơ đồ hoạt động của bào thai, siêu âm Rhogam…

Mẹ có thể bắt đầu chuẩn bị phòng cho con với giường, cũi, xe đẩy, phòng tắm và quần áo, v.v… Có thể vẫn còn hơi sớm để giặt giũ sạch sẽ và sắp xếp gọn gàng chúng nhưng mẹ sẽ cảm nhận niềm vui khi gấp những món đồ nhỏ xinh của bé. Vào các cuối tuần, mẹ nên tận hưởng sự “tự do” còn lại bằng cách xem phim, chăm sóc da, hoặc một bữa tối lãng mạn với chồng… bởi không lâu tới, mẹ sẽ rất bận rộn với sự xuất hiện của một thành viên mới trong gia đình đấy.

Tử cung của mẹ bầu đang ngày càng lớn khiến mạch máu lưu thông kém hiệu quả gây đau lưng, đau xương chậu,…. Mẹ bầu hãy thử chườm lạnh hoặc ngâm mình trong bồn tắm để thư giãn và giảm các triệu chứng khó chịu này. Nếu như chứng táo bón vẫn còn “đeo bám” mẹ trong tuần này thì nên bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa nhé.

Kiến thức mang thai tuần 28 mẹ bầu nên biết

Thông thường, khi thai nhi 28 tuần là mẹ đã có thể biết được ngôi thai thuận hay ngược nhờ vào những lần đi khám thai định kỳ và siêu âm thai. Ngoài ra, mẹ cũng có thể xác định được ngôi thai bằng cách sờ nắn bụng, nếu thai thuận thì bụng mẹ sẽ có hình ovan, kéo từ trên xuống dưới, từ đầu xương sườn cho đến xương mu thì sẽ cảm nhận được mông thai nhi ở phần trên tử cung, phần đầu thai nhi sẽ nằm dưới tử cung và tay chân và lưng bé nằm ở 2 bên sườn.

Thai ngôi đầu là ngôi thai thuận lợi nhất khi sinh con, lúc này tư thế nằm của bé là đầu hướng xuống âm hộ của mẹ, còn mông thì hướng về ngực, tư thế này sẽ giúp bé dễ dàng chui ra ngoài và cũng đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé. Đồng thời, thai ngôi đầu sẽ giúp thuận tiện hơn trong việc bác sĩ khám và theo dõi tình trạng sức khỏe của em bé, xem xét phần đầu của bé liệu có chui ra dễ dàng không, từ đó đưa ra phương pháp sinh thường hay sinh mổ cho phù hợp.

Thông thường, đối với thai ngôi đầu thì vị trí của thai nhi được chia làm 3 dạng: Ngôi chỏm là lúc đầu bé cúi nhiều nhất. Ngôi thóp trước hay ngôi trán là lúc bé ngửa đầu nhiều. Ngôi mặt là lúc ngửa nhiều nhất, đưa toàn bộ mặt ra trước, Đa số các trường hợp sinh thường theo ngôi thai đầu đều là ngôi chỏm.

Ngôi thai mông là gì? Ngôi thai mông là tình trạng phần đầu của thai nhi hướng lên và mông sẽ hướng xuống phía âm hộ của mẹ. Trường hợp này sẽ gây khó khăn cho việc mẹ sinh thường, nếu như phần đầu của bé ra sau và bị kẹt lại sẽ khiến cho não trẻ bị tổn thương, ảnh hưởng đến trí tuệ của bé về sau. Vì vậy, khi mẹ khám thai định kỳ và phát hiện bé nằm thai ngôi mông thì các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sức khỏe của mẹ và bé để cân nhắc xem nên sinh thường hay sinh mổ. Hoặc sẽ dùng những thủ thuật để xoay thai lại đúng vị trí giúp mẹ sinh thường dễ dàng.

Ngôi thai ngang là gì? Ngôi thai ngang là tình trạng phần vai của bé nằm ngang và bề mặt tiếp xúc khá lớn với âm hộ của mẹ. Trong trường hợp này mẹ hoàn toàn không thể sinh thường được mà bắt buộc phải sinh mổ vì cả cơ thể của bé không thể “chui qua” được khung xương chậu của mẹ.

Mang thai tuần 28 tập thể dục thế nào tốt nhất?

thai nhi quay đầu, ngôi thai thuận, ngôi thai ngược, lịch khám thai, mang thai tuần 36Trong trường hợp mẹ bầu có các kiểu ngôi thai như ngôi ngang hay ngôi mông thì bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn. Do đó, nếu mẹ bầu muốn sinh thường, việc siêu âm để xác định bé đã xoay đầu xuống dưới chưa là cần thiết. Trong trường hợp bé có ngôi thai ngược, các y bác sĩ sẽ tư vấn hoặc tác động trực tiếp đến thai nhi để bé có thể nằm đúng vị trí thuận lợi cho mẹ trong quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên, một số cách đơn giản dưới đây cũng là những phương pháp để mẹ giúp thai nhi xoay chuyển ngôi thuận.

Giơ chân lên cao: Khi nằm, mẹ giơ chân lên cao khiến cơ thể dốc xuống sẽ làm thai nhi di chuyển đầu về hướng cao hơn, nên sẽ chuyển được ngôi thai. Mẹ bầu nên thực hiện tư thế này từ tuần thai thứ 30 và nên làm 3 lần mỗi ngày. Mẹ không nên tập vào những lúc mới ăn no để tránh tình trạng trào ngược dạ dày nhé.

Chống chân: Mẹ chống tay và chân trên sàn phẳng sau đó hạ tay xuống thấp, chân vẫn chống để nâng mông lên cao. Động tác này cũng có tác dụng tương tự với động tác trên giúp bé đổi ngôi thuận. Mẹ nên tập động tác này từ tuần thai thứ 37 nhé!

Tập luyện với bóng: Lúc này, mẹ cần một trợ thủ là trái bóng loại chuyên dụng cho bà bầu. Xoay phần hông và mông với trái bóng hàng ngày sẽ giúp bé xoay chuyển dễ dàng hơn về vị trí sinh nở cần thiết.

Bài tập với đầu gối – ngực: Với bài tập này, mẹ bầu nên thực hành từ tuần thai 30 đến 37. Khi thực hiện bài tập này mẹ cần đứng thẳng lưng, rồi ngồi xuống, đưa đầu gối sát vào ngực. Nên thực hiện các động tác một cách chậm rãi, mỗi ngày tập 2 lần, mỗi lần thực hiện khoảng 5 phút sẽ có ích giúp thai nhi nhào lộn và quay về đúng vị trí cần thiết.

Nằm trên đầu gối: Với động tác này ban đầu mẹ sẽ ngồi quỳ, sau đó trườn người lên phía trước chống tay giữ cơ thể để không ép bụng vào gối. Thực hiện mỗi ngày khoảng 3 lần, mỗi lần chừng 5 phút động tác này sẽ giúp kích thích cho bé quay đầu. Mẹ nên tập động tác này nhẹ nhàng và cẩn thận, và nên tập làm trong tuần thai thứ 30 đến 37 nhé!

Bơi lội: Bơi lội không chỉ tốt cho sức khỏe bà bầu mà trong những tháng cuối thai kỳ nó còn giúp cho em bé xoay đầu đúng hướng. Bà bầu đi bơi trong suốt cả thai kỳ hoặc bắt đầu từ tuần thứ 30 đều được. Bơi lội còn giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, thư giãn và giảm hẳn các triệu chứng đau đớn cơ bắp trong thai kỳ.

Phương pháp nóng – lạnh: Đây là một phương pháp rất đơn giản. Mẹ chỉ cần dùng khăn thấm nước lạnh để lau nhẹ bụng, sau đó lại lau nhẹ bụng với khăn ấm. Sự tác động bằng nhiệt độ cũng kích thích bé di chuyển về vị trí ngôi thuận.

Tháng cuối thai kỳ mẹ nên ăn gì để con tăng cân?

Mẹ thường tăng 2 đến 2,5 kg mỗi tháng trong 3 tháng cuối trong quá trình mang thai, và trong tháng cuối mẹ cần tăng khoảng 0,5 kg/ tuần. Vào tháng cuối thai kỳ thì bé cần phải nặng khoảng 3 – 3,4kg, tăng lên 1 kg so với tháng trước đó để chuẩn bị đầy đủ cho quá trình sống bên ngoài cơ thể mẹ. Đó là lý do mà vào tháng cuối, mẹ nên có chế độ dinh dưỡng tốt cho cân nặng củ mình để bé yêu tăng đủ cân, hạn chế tình trạng bé khi sinh ra bị nhẹ cân, hoặc suy dinh dưỡng,…

bả đẻ nên ăn gì, dinh dưỡng, dinh dưỡng bà bầu, ăn gì nhiều sữaMột điều mẹ nên chú ý là tháng cuối mẹ sẽ thường gặp tình trạng phù nề tay chân do tăng lượng máu lưu thông. Nếu mẹ thấy cơ thể sưng phù quá nhiều, hay cân nặng của mẹ tăng quá nhiều ( tăng từ 2kg mỗi tuần) thì cần gặp bác sĩ ngay để được tư vấn nhé. Các mẹ đã biết, bé nhẹ cân sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe lúc sinh ra, bé thừa cân, mẹ tăng cân quá nhanh sẽ đối diện với nguy cơ thai to dẫn đến sinh khó, dễ mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp. Vậy phải ăn để bé vừa tăng cân mà vẫn đảm bảo tăng ở mức độ vừa đủ, tốt cho cả mẹ và bé.

  • Ưu tiên đạm: giúp bé phát triển tốt hệ cơ và các tế bào máu, đồng thời sẽ không khiến mẹ bị béo hoặc tăng cân quá nhanh. Khi bổ sung đủ chất đạm, giúp mẹ giảm nguy cơ dị tật thai nhi, thai chết lưu, thể trọng não nhẹ,…
  • Ăn vừa đủ đường và tinh bột: đủ chứ không nên thừa nhé các mẹ, mỗi ngày, mẹ chỉ cần ăn 2-3 chén cơm, và hãy cố gắng tránh ăn tinh bột sau 8 giờ tối nhé.
  • Chọn trái cây nhiều chất xơ vfa vitamin: tốt cho sự phát triển của thai nhi và giúp ích cho quá trình hấp thu sắt.
  • Bổ sung thêm gạo lức/ngũ cốc: giúp bổ sung thêm nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất quan trọng cho sơ thể. Giúp thúc đẩy nhu động ruột, giảm tình trạng táo bón.
  • Thay sữa bầu bằng sữa tươi không đường, sữa tách béo: nhiều loại sữa ngọt nhiều có thể gây khó tiêu, tiêu chảy nên để tốt hơn, các mẹ nên thay sữa bầu bằng sữa tươi không đường hoặc sữa tách béo, đồng thời hãy luôn bổ sung thêm sữa chua và phô mai,…

Một chế độ dinh dưỡng tốt khi mang thai cho cả mẹ và bé cần phải đầy đủ cũng như cân bằng được các chất. Qua bài viết trên đây Mẹ nên ăn gì vào những tháng cuối thai kỳ để con tăng cân đã được nêu khá chi tiết, hy vọng các mẹ sẽ bổ sung dưỡng chất cần thiết để thai nhi phát triển tốt nhé. Chúc sức khỏe mẹ và bé nhé.

Kết: Mang thai tuần 28 là lúc thích hợp để mẹ sử dụng loại áo ngực dành riêng cho phụ nữ mang thai. Mẹ chú ý nên chọn mua loại áo nâng được bầu ngực, rộng rãi, thoáng mát, thấm hút tốt. Trong khoảng thời gian này mẹ bầu cũng nên chú ý tới việc tiêm phòng uốn ván theo lịch để đảm bảo sức khỏe của 2 mẹ con và phòng ngừa uốn ván sơ sinh cho bé.

Tags: mang thai tuần 28, thai kỳ, khám thai, sinh non