Cách nấu 35 món ngon ngày tết 2024 được yêu thích nhất thángT 10/2023

Việc tìm kiếm những món ngon ngày Tết có lẽ là thách thức không nhỏ đối với chị em phụ nữ khi mà những ngày này, các gia đình thường có xu hướng sử dụng những món có chứa nhiều dầu mỡ dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa và chán ăn, Trong bài viết trước, chuyên mục món ngon của Dichvuhay.vn đã gửi đến bạn đọc những món ăn chống ngán ngày tết thì ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm thực đơn ngày tết đậm đà hương vị gia đình qua những món ngon dưới đây nhé!

món ngon ngày tết, món ăn ngày tết, món ngon, thực đơn ngày tết, tết âm lịch, món ngon mỗi ngày, món ngon cuối tuần, món gỏi, món khai vị, món ăn nhẹ

Vấn đề lớn nhất trong ngày tết là chúng ta thường xuyên sử dụng những món ăn có chứa quá nhiều đạm, do đó dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa, những món khai vị nhẹ nhàng có thể giúp bạn cải thiện được vị giác trước mỗi bữa ăn. Đặc biệt, đây cũng là những món ăn mà bạn có thể dễ dàng chế biến mà không mất quá nhiều thời gian. Cùng vào bếp với Dichvuhay.vn để chế biến những món ngon ngày tết 2024 dưới đây nhé!

Các món ngon ngày Tết 2024 của người miền Bắc

Ở nước ta, mỗi vùng miền lại có một mâm cỗ ngày Tết mang nét đặc trưng khác nhau. Chính vì vậy đã tạo nên một nét văn hóa ẩm thực ngày Tết phong phú và đa dạng chỉ có tại Việt Nam. Trong văn hóa ẩm thực của người Hà Nội xưa vẫn luôn ưa chuộng về mặt hình thức nên mâm cơm ngày Tết cần phải được chuẩn bị rất công phu và đẹp mắt. Một mâm cỗ lớn thì nhất định có 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa để tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Trải qua các thời kì khác nhau nhưng mâm cỗ Tết ở miền Bắc vẫn giữ bản chất đúng nét cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

Bánh Chưng: Bánh chưng là món đã có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Do đó trong mâm cỗ ngày Tết của người miền bắc sẽ không thể thiếu món ăn này. Bánh tượng trưng cho mặt đất, được dùng để thể hiện lòng biết ơn của hoàng tử Lang Liêu với Vua Hùng đời thứ 16 và đất trời.

Món ăn ngày tết, Món ngon ngày tết, Bánh chưng, củ kiệu, xôi gấc, dưa món, thịt kho trứng, thịt nấu đông, tết nguyên đánNguyên liệu để gói bánh thường là lá dong tươi, chọn lá dong rừng bánh tẻ, to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Gạo nếp nguyên liệu chính của món bánh được chọn lựa kỹ càng từ những loại nếp ngon thượng hạng hạt to, tròn dẻo đều, vừa mới thu hoạch mới tạo mùi vị thơm ngon cho bánh. Đậu xanh được lựa chọn công phu phải là loại hạt tròn, lòng vàng nguyên hạt thì bánh mới ngon và đẹp mắt. Thịt heo phải chọn thịt ba rọi để bánh không quá khô mà lại có vị béo đậm đà. Gia vị có các loại hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân, muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Đặc biệt thịt ướp không dùng nước mắm vì bánh sẽ chóng bị ôi, thiu.

Món ăn ngày tết, Món ngon ngày tết, Bánh chưng, củ kiệu, xôi gấc, dưa món, thịt kho trứng, thịt nấu đông, tết nguyên đánSự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo, đậu ngọt bùi, tiêu cay nhẹ và thịt mỡ béo ngậy đã tạo nên một hương vị ngày Tết không thể lẫn vào đâu được, một thứ bánh ngon tròn vị. Cái khung cảnh ngồi đợi nồi bánh chưng chín đã đi vào tiềm thức của người dân miền Bắc mỗi khi Tết đến. Không chỉ được bày trong các mâm cỗ cổ truyền của người miền Bắc mà món ăn này còn được dùng để làm quà tặng cho người tân hay bạn bè đều được.

Xôi gấc là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết

Theo quan niệm của người xưa cho biết thì màu đỏ là màu của may mắn, màu của hạnh phúc lứa đôi. Vì vậy mà trong những ngày rằm, ngày lễ, đặc biệt là ngày Tết thì nhất định phải có 1 đĩa xôi gấc. Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon và được trộn với gấc tươi rồi cho vào nồi hấp. Sau khi được đun chín thì xôi sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp và hấp dẫn. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo của gạo nếp, vị béo của nước cốt dừa và vị ngọt của đường.

Món ăn ngày tết, Món ngon ngày tết, Bánh chưng, củ kiệu, xôi gấc, dưa món, thịt kho trứng, thịt nấu đông, tết nguyên đán

Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon và được trộn với gấc tươi rồi cho vào nồi hấp. Sau khi được đun chín thì xôi sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp và hấp dẫn. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo của gạo nếp, vị béo của nước cốt dừa và vị ngọt của đường.

Dưa hành là món chống ngán hữu hiệu ngày Tết

Trong mâm cơm ngày Tết của người Việt có rất nhiều món ngon, từ cao lương mĩ vị cho đến những món vô cùng giản dị, dân dã. Và một trong những món dân dã nhưng lại có vị trí đặc biệt trong mâm cỗ cổ truyền của người miền Bắc đó chính là món hành muối chua, hay còn gọi là dưa hành.

Món ăn ngày tết, Món ngon ngày tết, Bánh chưng, củ kiệu, xôi gấc, dưa món, thịt kho trứng, thịt nấu đông, tết nguyên đán, Dưa hành

Với vị chua chua cay nhẹ và được dùng để ăn kèm cùng với bánh chưng hay thịt đông vô cùng ngon. Đây chính là món chống ngán hữu hiệu nhất trong ngày tết mà các bạn cần biết. Cho dù cuộc sống luôn thay đổi nhưng chắc chắn rằng một điều rằng, Việt Nam còn Tết thì sẽ còn bánh chưng và dưa hành sẽ là món ăn đồng hành cùng những ngày Tết của dân tộc.

Thịt gà luộc là món ăn quen thuộc trong những ngày Tết miền Bắc

Thức ăn ngày tết bao giờ cũng được gia đình coi trọng. Thịt gà được dùng trong ngày năm mới phải là thịt gà trống thiến và được làm sẵn từ chiều 30 (vì người Việt ta kiêng sát sinh vào ngày mồng 1 và năm mới).

Món ăn ngày tết, Món ngon ngày tết, Bánh chưng, củ kiệu, xôi gấc, dưa món, thịt kho trứng, thịt nấu đông, tết nguyên đán, Dưa hành

Trong mọi mâm cỗ từ đám cưới, đám hỏi, mừng thọ, tân gia thì không thể không có món thịt gà luộc. Và trong những ngày tết thì cũng không phải là ngoại lệ. Một món ăn đơn giản nhưng lại không thể thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Vị ngọt thơm của miếng thịt gà ăn kèm với lá chanh, chấm muối chanh ớt sẽ tạo nên một hương vị riêng rất khó quên.

Thịt nấu đông ngày tết

Thịt đông, dễ nấu và dễ ăn, cũng là thịt nhưng không quá ngấy, chế biến món này đơn giản không cầu kỳ như những món Tết truyền thống khác. Nguyên liệu chính có thể là thịt heo nạc chân giò, mọc, thịt gà đi kèm với nấm mèo, nấm đông cô, nấm rơm,cà rốt, củ cải, hành tây…

Món ăn ngày tết, Món ngon ngày tết, Bánh chưng, củ kiệu, xôi gấc, dưa món, thịt kho trứng, thịt nấu đông, tết nguyên đán, Dưa hành

Tùy ý thích người nấu, nhưng nguyên liệu không thể thiếu cho món thịt đông là da heo. Trong quá trình ninh thịt phải canh lửa và vớt bọt để nước được trong dù là thịt gà hay thịt heo. Nguyên tắc nêm nếm thịt đông là nêm lạt, chút muối, chút đường, tí tiêu là đủ tạo vị ngọt thanh của nước dùng.

Các món ăn ngon ngày tết miền Trung hấp dẫn nhất 2024

Ngày Tết thường có rất nhiều món ngon, miền nào cũng có những món ngon riêng và các món ngon ngày Tết miền Trung lại được đánh giá là độc đáo và mang hương vị riêng. Hãy cùng Dichvuhay.vn tìm hiểu về những món ăn đặc trưng nhất ngày tết của người miền Trung qua bài viết dưới nhé.

Bánh tét, Món ăn ngày tết, Món ngon ngày tết, Bánh chưng, củ kiệu, xôi gấc, dưa món, thịt kho trứng, thịt nấu đông, tết nguyên đán, Dưa hành

Bánh tét: Bánh tét có ý nghĩa là sự hội tụ của đất và trời, một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người miền Trung. Nếu miền Bắc có bánh chưng được gói bằng lá dong thì bánh tét miền Trung gói bằng lá chuối.

Bánh tét, Món ăn ngày tết, Món ngon ngày tết, Bánh chưng, củ kiệu, xôi gấc, dưa món, thịt kho trứng, thịt nấu đông, tết nguyên đán, Dưa hành

Mặc dù giống nhau về nguyên liệu nhưng bánh tét được gói lại thành từng đòn hình trụ. Nhờ sự đơn giản của bánh mà người ăn có thể cảm nhận rõ rệt vị ngon của từng nguyên liệu bên trong, vô cùng ngon và hấp dẫn.

Bánh tổ: Bánh tổ được làm nên từ đường, gạo nếp và mè trắng. Bánh tổ có hình tròn, màu nâu nhạt, khi ăn có thể cắt lát ăn ngay hoặc chiên cho mềm rồi ăn thì sẽ ngon hơn.

Bánh tổ, Bánh tét, Món ăn ngày tết, Món ngon ngày tết, Bánh chưng, củ kiệu, xôi gấc, dưa món, thịt kho trứng, thịt nấu đông, tết nguyên đán, Dưa hành

Do nguyên liệu chính là gạo nếp và đường nên bánh tổ có vị khá ngọt, bên cạnh đó còn có vị thơm của mè trắng. Không những là một món ngon ngày Tết miền Trung dễ làm do sử dụng các nguyên liệu rất dễ kiếm, bánh tổ còn là biểu tượng cho sự yêu thương và gắn kết mà các thành viên trong gia đình dành cho nhau.

 

Bánh tổ, Bánh tét, Món ăn ngày tết, Món ngon ngày tết, Bánh chưng, củ kiệu, xôi gấc, dưa món, thịt kho trứng, thịt nấu đông, tết nguyên đán, Dưa hành

Bánh thuẫn: Về cách làm, ta đem trứng gà đánh bông, thêm đường, bột và vani, đánh cho đều và mịn. Đổ kín bột lên khuôn nướng đã nóng và quét sẵn dầu, đậy nắp. Sau 4 tới 5 phút là bánh chín, dùng tăm chọc không dính là được. Nếu không có lò nướng than, bạn có thể sử dụng lò nướng điện để làm bánh thơm và mịn hơn. Bánh thuẫn đã có từ lâu đời, là món bánh dễ làm được nhiều người ưa thích. Hương vị bánh thuẫn có vị ngọt, mịn xốp, tương tự như bánh bông lan.

Bánh tổ, Bánh tét, Món ăn ngày tết, Món ngon ngày tết, Bánh chưng, củ kiệu, xôi gấc, dưa món, thịt kho trứng, thịt nấu đông, tết nguyên đán, Dưa hành, Cách làm bánh

Bánh nổ: Gạo nếp cho vào chảo rang khô, sau đó trộn đều với gừng và đường, rồi đổ vào khuôn gỗ, ép chặt, cuối cùng đổ ra cắt thành miếng vuông là được bánh nổ. Làm bánh nổ rất ồn ào, khi rang gạo tạo nên những tiếng nổ liên tục, tí tách, bởi vậy nên mới gọi là bánh nổ. Bánh nổ không chỉ là món bánh đặc sản, nó còn là kỷ niệm tuổi thơ của nhiều người miền Trung. Bánh nổ có vị ngọt thanh, thơm mùi gừng và đường nâu, bánh rất giòn, nhai rất vui miệng.

Nem chua: Nếu có dịp tới chơi Tết tại miền Trung thì sẽ bạn sẽ được người dân ở đây đãi bạn vài nhâm nhi với vài chung rượu và “mồi” là những chiếc nem nướng. Món ăn đặc sản này được làm từ thịt heo, sau khi đã được tẩm ướp gia vị, thịt được gói lại trong lá ổi, lá chùm ruột để trong vài ngày có vị chua thanh, giòn giòn, cay cay. Nem chua miền Trung thường mịn màng, hương vị dịu nhẹ và được ăn kèm tép tỏi để cho tăng hương vị.

Bánh tổ, Bánh tét, Món ăn ngày tết, Món ngon ngày tết, Bánh chưng, củ kiệu, xôi gấc, dưa món, thịt kho trứng, thịt nấu đông, tết nguyên đán, Dưa hành, Cách làm bánhNem chua không hẳn là một món ăn Tết miền Trung bởi bây giờ người ta có thể mua nem chua truyền thống quanh năm chứ không riêng gì ngày Tết. Nem chua được làm từ thịt heo ướp muối, tiêu, ớt xắt, gói trong lá ổi, thêm thính gạo, để trong vài ngày là có thể ăn. Nem chua được coi như một món ăn vặt vì mỗi chiếc nem có kích thước nhỏ, phù hợp để mời khách tới chơi nhà nhấm vài ly rượu. Là nem chua nên nhất định là sẽ có vị chua, ngoài ra nem chua còn có thêm chút hương vị ngọt và cay của gia vị tẩm ướp.

Dưa món là món ăn ngon không thể thiếu trong ngày Tết: Nếu như miền Bắc trong ngày Tết có dưa hành thì miền Trung lại có dưa món. Được kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau như củ cải, cà rốt, dưa leo, đu đủ, củ kiệu,… đã tạo nên món ăn ngon không thể cưỡng nổi. Mặc dù nghe qua có vẻ đơn giản nhưng để có thể làm được dưa món đầy sắc và vị thì tốn không ít thời gian và sự tỉ mỉ. Lát bánh tét dẻo mềm ăn kèm cùng với dưa món giòn giòn, chua chua đem đến cho người ăn cảm giác lạ miệng rất khó quên, một hương vị rất riêng trong những ngày Tết.

Bánh tổ, Bánh tét, Món ăn ngày tết, Món ngon ngày tết, Bánh chưng, củ kiệu, xôi gấc, dưa món, thịt kho trứng, thịt nấu đông, tết nguyên đán, Dưa hành, Cách làm bánh

Đây là một loại thức ăn ăn kèm với bánh chưng, bánh Tét ngày Tết. Dưa món của miền Trung cũng như các loại dưa củ kiệu miền Nam, dưa món là một trong những món ăn được làm từ các loại rau củ tươi có nhiều chất bổ dưỡng, dễ mua như cà rốt, đu đủ, ngâm trong nước muối nhiều ngày, đến khi có vị mặn và nhai giòn là được. Dưa món thường ít được người ta chú ý, tuy nhiên đây lại là món ăn Tết miền Trung không thế thiếu. Ngoài việc tăng khẩu vị cho bữa ăn, dưa món còn giúp hỗ trợ đường tiêu hóa. Món ăn này thường có vị mặn đặc trưng, có thể còn có thêm vị chua, các loại rau củ được ngâm vẫn giữ được độ giòn.

Tôm chua: Một món ăn nữa không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung đó chính là tôm chua, đặc sản của Huế. Vị ngọt bùi của tôm, béo ngậy của thịt, vị cay và thơm của riềng, tỏi ớt, vị chua của khế, chát của vả, hương của các loại rau thơm,… Tất cả tạo nên một “bản hòa tấu hương vị” hấp dẫn khiến bất kì ăn qua một lần sẽ phải nhớ mãi.

Bánh tổ, Bánh tét, Món ăn ngày tết, Món ngon ngày tết, Bánh chưng, củ kiệu, xôi gấc, dưa món, thịt kho trứng, thịt nấu đông, tết nguyên đán, Dưa hành, Cách làm bánh, Tôm chua

Tôm chua là một món ngon ngày Tết miền Trung khá phức tạp. Tôm phải là tôm tươi, còn sống, được lựa chọn từ thực phẩm tươi với chế độ bảo quản lạnh chuyên biệt để giữ được độ tươi ngon nhất của sản phẩm. Tôm cắt đầu, rửa sạch, ngâm rượu từ 3 tới 4 giờ, vớt ra để ráo. Tôm sau khi để ráo rượu được trộn với riềng, tỏi, ớt xắt nhỏ.

Tất cả cho vào hũ thủy tinh, đổ nước mắm pha đường vào, xếp lá ổi lên trên, lèn chặt, đậy kín nắp. Hũ tôm ngâm được phơi nắng từ 5 tới 7 ngày là tôm chín, ăn tới đâu trộn với đu đủ bào sợi ăn tới đó. Tôm chua là món ăn đặc trưng của người miền Trung, thường ăn với cơm trắng hay cuốn rau sống rất ngon. Tôm chua có vị mặn của nước mắm, cay của ớt, ngọt của đường, chua và giòn của đu đủ, thịt tôm dai và ngọt, vỏ không tách là đạt tiêu chuẩn nhất.

Bánh tổ, Bánh tét, Món ăn ngày tết, Món ngon ngày tết, Bánh chưng, củ kiệu, xôi gấc, dưa món, thịt kho trứng, thịt nấu đông, tết nguyên đán, Dưa hành, Cách làm bánh, Tôm chua

Món Tré: Làm tré cần rất nhiều nguyên liệu nhưng bạn hoàn toàn có thể tìm mua dễ dàng tại hệ thống siêu thị Vinmart với giá tốt nhất. Cách làm tré rất đơn giản, đầu tiên là luộc chín tai heo, mũi heo, da heo, thịt ba chỉ, tất cả thái sợi mỏng, sau đó trộn với thính, tỏi, riềng, ớt, tiêu, muối, đường theo tỷ lệ phù hợp và vừa ăn là được. Tré làm từ tai heo da heo nên rất giòn, nếu được nêm đúng vị thì sẽ có vị mặn ngọt cay hòa quyện rất ngon. Tré là món ăn đặc trưng của xứ Huế ai ghé qua xứ thơ nhất định phải thử món ăn này một lần.

Chả bò: Trong bàn tiệc thiết đãi khách trong những ngày đầu xuân của người miền Trung thường có khoanh chả bò màu đỏ hồng.

Bánh tổ, Bánh tét, Món ăn ngày tết, Món ngon ngày tết, Bánh chưng, củ kiệu, xôi gấc, dưa món, thịt kho trứng, thịt nấu đông, tết nguyên đán, Dưa hành, Cách làm bánh, Tôm chua

Với đủ vị mặn, ngọt, giòn, dai, cay quyện với mùi thơm nồng đặc trưng của tiêu đen đã khiến cho món này không thể thiếu trong các dịp lễ Tết. Chả bò được làm từ thịt bò tươi mềm, bỏ gân, xay nhuyễn, nêm với gia vị nước mắm, hành tỏi tiêu xay nhuyễn.

Bánh tổ, Bánh tét, Món ăn ngày tết, Món ngon ngày tết, Bánh chưng, củ kiệu, xôi gấc, dưa món, thịt kho trứng, thịt nấu đông, tết nguyên đán, Dưa hành, Cách làm bánh, Tôm chua

Thịt bò đã đều gia vị được bọc trong lá chuối, bó chặt, hấp trong vòng từ 45 tới 60 phút là xong. Chả bò nổi tiếng nhất có lẽ là ở Đà Nẵng. Chả bò có màu đỏ nhạt, có đủ vị mặn ngọt cay. Khi ăn có thể chấm với nước mắm tùy khẩu vị.

Thịt ngâm mắm: Mỗi dịp Tết đến Xuân về thì món thịt ngâm mắm là cách muối thịt phổ biến nhất ở nhiều tỉnh miền Trung. Nguyên liệu có thể là thịt heo hoặc thịt bò đều được, sơ chế xong được ngâm vào nước mắm đường đã pha nấu theo một tỉ lệ nhất định. Món thịt này ăn có vị mặn, ngọt và thường ăn kèm với dưa món, củ kiệu chua ngọt và rau sống, rau thơm.

Bánh tổ, Bánh tét, Món ăn ngày tết, Món ngon ngày tết, Bánh chưng, củ kiệu, xôi gấc, dưa món, thịt kho trứng, thịt nấu đông, tết nguyên đán, Dưa hành, Cách làm bánh, Tôm chuaLại thêm một món ngon ngày Tết miền Trung dễ làm nữa chính là thịt heo ngâm nước mắm. Để làm món này, bạn chỉ cần luộc chín thịt heo, đem ngâm với nước mắm pha đường, sau 3 ngày là ăn được. Thịt heo ngâm nước mắm là món ăn từ xưa. Thời đó còn khó khăn, mua được miếng thịt về ăn cũng phải dành dụm, bởi vậy nên mới nghĩ ra cách ngâm thịt với nước mắm để dành ăn dần. Món này có vị mặn của nước mắm, ngọt của đường, thịt heo luộc rồi ngâm nên rất mềm, thường được ăn kèm với rau thơm, củ kiệu, dưa món. Xem thêm lời chúc tết hay nhất 2024

Món xôi đậu xanh: Xôi đậu xanh là một món ngon ngày Tết miền Trung lúc nào cũng gặp trong mâm cỗ cúng Tết. Xôi đậu xanh được nấu từ loại gạo nếp ngon nhất, ngâm từ 6-8 tiếng cho gạo nở mềm. Đậu xanh cũng được ngâm khoảng 4 tiếng cho nở. Sau khi ngâm thì trộn gạo với đậu với nhau, để ráo, thêm chút muối, đảo đều.

Xôi đậu xanh, Bánh tổ, Bánh tét, Món ăn ngày tết, Món ngon ngày tết, Bánh chưng, củ kiệu, xôi gấc, dưa món, thịt kho trứng, thịt nấu đông, tết nguyên đán, Dưa hành, Cách làm bánh, Tôm chuaChuẩn bị một nồi nước sôi, dùng nồi đồ xôi chuyên dụng, cho đậu và gạo lên trên đồ trong vòng 30 phút là xôi chín. Nếu không có nồi chuyên dụng, bạn có thể đồ xôi bằng nồi cơm điện ngon. Đây là một món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết, dùng để thắp hương cho ông bà, hay là một món ăn sáng nhanh gọn. Xôi đậu xanh ăn không hay ăn kèm đều được, các món ăn kèm có thể là ruốc thịt hay muối vừng rất ngon.

Các món ăn ngày tết 2024 ở miền Nam

Việc chuẩn bị một mâm cỗ để cúng gia tiên trong dịp cuối năm và gia đình cùng sum vầy là một truyền thống lâu đời của người Việt. Liệu mâm cỗ ngày Tết miền Nam có giống với vùng miền khác? Cùng Dichvuhay.vn khám phá ngay trong bài viết sau.

Xôi đậu xanh, Bánh tổ, Bánh tét, Món ăn ngày tết, Món ngon ngày tết, Bánh chưng, củ kiệu, xôi gấc, dưa món, thịt kho trứng, thịt nấu đông, tết nguyên đán, Dưa hành, Cách làm bánh, Tôm chua

Thịt kho nước dừa: Trong vô số các món ăn ngon tại Sài Gòn thì món ăn Tết truyền thống nổi tiếng nhất đối với người dân miền Nam có lẽ chính là thịt kho nước dừa. Hay còn gọi với cái tên khác là thịt kho riệu, thịt kho hột vịt. Những ngày giáp Tết, bên cạnh công việc nấu bánh tét r thì các hộ gia đình nam bộ còn hay chuẩn bị một nồi thị kho nước dừa to để ăn vào những ngày này. Thịt kho hột vịt trông rất hấp dẫn, dễ ăn và rất ngon miệng. Nếu bạn muốn thưởng thức món này mà không cảm thấy ngấy thì bạn có thể ăn món này thường ăn kèm dưa giá.

Xôi đậu xanh, Bánh tổ, Bánh tét, Món ăn ngày tết, Món ngon ngày tết, Bánh chưng, củ kiệu, xôi gấc, dưa món, thịt kho trứng, thịt nấu đông, tết nguyên đán, Dưa hành, Cách làm bánh, Tôm chua

Thịt kho là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết miền nam. Thường để nồi thịt được thơm ngon, bạn nên chọn thịt ba chỉ được kho cùng hột vịt cho đến khi nước dùng săn và miếng thịt cùng trứng có màu vàng nâu cực kỳ bắt mắt và thơm ngon. Nồi thịt càng kho, càng thấm, càng ngon, vì vậy, các gia đình ở miền Nam thường nấu một nồi thịt kho, ăn dần trong Tết. Thịt kho thường dọn chung với cơm trắng, hoặc cuốn bánh tráng, dưa món đều rất ngon.

Củ kiệu tôm khô là món nhắm chính trong những ngày Tết miền Nam: Điều đặc biệt ở miền Nam khác hoàn toàn với miền Trung đó chính là củ kiệu không ăn cùng với bánh tét, mà thường ăn kèm tôm khô thành một món riêng. Củ kiệu được ngâm chua ngọt, khi ăn kèm tôm khô thì rắc thêm miếng đường cát sẽ khiến cho món ăn có đủ vị giòn, dai, hăng, mặn, ngọt để cánh mày râu nhâm nhi ngon lành thú vị.

Xôi đậu xanh, Bánh tổ, Bánh tét, Món ăn ngày tết, Món ngon ngày tết, Bánh chưng, củ kiệu, xôi gấc, dưa món, thịt kho trứng, thịt nấu đông, tết nguyên đán, Dưa hành, Cách làm bánh, Tôm chua

Đây chỉ là món ăn kèm nhưng không thể thiếu trong các bữa ăn cũng như mâm cơm cúng của người miền Nam trong dịp Tết. Củ kiệu tôm khô được ăn kèm cùng các món ăn khác, vị chua của kiệu giúp cho món ăn chính đỡ ngán hơn. Tôm được chọn là loại tôm khô nguyên chất vẫn giữ được mùi vị ngọt không chất bảo quản. Trong mâm cơm cúng ngày Tết thông thường dĩa củ kiệu tôm khô thường được đặt giữa mâm để mọi người cùng thưởng thức .

Món Bánh tét miền Nam: Trong khi bánh tét ở miền Trung được làm một cách khá là giản dị thì ở miền Nam đã được “cải tiến” một cách rõ rệt. Bởi vì bánh ở đây có hai loại đó chính là bánh tét nhân mặn và nhân ngọt. Với nhân mặn thì ngoài nguyên liệu là  đậu và thịt mỡ truyền thống, nhiều nhà còn cho thêm cả trứng muối, lạp xưởng để thêm nhiều khẩu vị khác nhau. Bên cạnh đó, bánh tét nhân ngọt lại phổ biến với nhân chuối, đậu đỏ, đậu xanh… Đặc biệt là bánh tét miền Tây nam bộ nhìn trông rất bắt mắt, gói vuông vức, chắc đẹp. Một trong số những địa phương nổi tiếng với món bánh tét thập cẩm không chỉ ngon miệng mà còn đẹp nữa là Trà Vinh với Bánh tét Trà Cuôn.

Xôi đậu xanh, Bánh tổ, Bánh tét, Món ăn ngày tết, Món ngon ngày tết, Bánh chưng, củ kiệu, xôi gấc, dưa món, thịt kho trứng, thịt nấu đông, tết nguyên đán, Dưa hành, Cách làm bánh, Tôm chua

Nếu ở miền Bắc có bánh chưng thì người miền Nam có món bánh tét trên mâm cỗ ngày Tết. Bánh tét có nhiều loại khác nhau như bánh tét chay, bánh tét mặn, bánh tét thập cẩm, bánh tét không nhân. Bánh tét thường được chuẩn bị gói trước nửa tháng để chuẩn bị cho mâm cơm cúng cuối năm. Bánh tét được gói từ lá chuối và lạc quấn xung quanh. Vỏ bánh được làm từ gạo nếp, còn nhân bánh bên trong thì được làm nhân đậu xanh, thịt heo, đậu đen … tùy thuộc vào từng loại bánh. Bánh được nấu chín rồi đem ra cắt thành từng lát và thường được ăn kèm với củ kiệu chua để tăng thêm hương vị và ngon miệng hơn.

Canh khổ qua nhồi thịt: Với mỗi gia đình miền Nam thì món canh khổ qua nhồi thịt là một món ăn thường ngày quen thuộc. Và nó cũng được sử dụng trong những ngày Tết với ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn đi qua. Không những thế, đây cũng là món ăn bổ dưỡng giải nhiệt cơ thể trong những ngày Tết.

Xôi đậu xanh, Bánh tổ, Bánh tét, Món ăn ngày tết, Món ngon ngày tết, Bánh chưng, củ kiệu, xôi gấc, dưa món, thịt kho trứng, thịt nấu đông, tết nguyên đán, Dưa hành, Cách làm bánh, Tôm chuaCanh khổ qua dồn thịt với ý nghĩa cầu mong mọi cơ cực và khó khăn đi qua và mong mọi điều thuận lợi may mắn và tươi sáng cho một năm mới đến. Tuy món ăn này có vị hơi đắng nhưng cực kỳ tốt với sức khỏe, đặc biệt là trong những ngày Tết. Canh khổ qua được làm từ những trái khổ qua được lấy hết hạt bên trong ruột sau đó dồn hỗn hợp thịt băm nhuyễn trộn cùng nấm mộc nhĩ, bún và gia vị. Sau đó được nấu chín. Món ăn này luôn có mặt trong các mâm cơm chiều 30 Tết của người miền Nam.

Nem rán chua ngọt của người miền Nam

Xôi đậu xanh, Bánh tổ, Bánh tét, Món ăn ngày tết, Món ngon ngày tết, Bánh chưng, củ kiệu, xôi gấc, dưa món, thịt kho trứng, thịt nấu đông, tết nguyên đán, Dưa hành, Cách làm bánh, Tôm chuaNem rán chua ngọt cũng là một món ăn không thể thiếu trong các mâm cơm gia đình ngày Tết của người miền Nam. Nem rán vô cùng thơm vợi vị ngọt bùi béo và với lớp nhân thịt kết hợp bỏ bánh ngoài giòn tan tạo được cảm giác ăn hoài không ngán cho người dùng.

Các món ăn chống ngán ngày tết 2024 hiệu quả nhất

Ngày Tết tràn ngập những món ăn nhiều dầu mỡ khiến bạn chán ngấy mọi thứ và cảm giác ăn không còn ngon miệng nữa. Thử ngay 15 món ăn chống ngán ngày Tết ngon lạ miệng ” giải cứu ” vị giác mà Dichvuhay.vn chia sẻ ngay bên dưới nhé. Các món gỏi trộn thường có nhiều rau và vị chua nhẹ từ chanh hoặc giấm do đó sẽ là món ăn chống ngán ngày Tết rất hiệu quả. Vị chua thường rất kích thích vị giác, các loại rau củ dùng làm gỏi có vị thanh nhẹ khiến bạn không hề bị ngấy khi ăn.

Ngày Tết mọi người thường ưa chuộng những món gỏi trộn như: gỏi ngó sen tôm thịt, gỏi bò hoa chuối, gỏi xoài tôm khô, … để làm món khai vị trong những bữa tiệc gặp mặt ngày Tết, vị chua sẽ giúp kích thích vị giác, khi thưởng thức những món ăn sau sẽ cảm thấy ngon miệng và trọn hương vị hơn.

Gỏi gà lá lúa chua ngọt kích thích vị giác: Bạn có thể hô biến lườn gà – phần thịt hay ế trên mâm cỗ – thành món gỏi gà mát ruột mà lành với công thức đơn giản dưới đây. Nguyên liệu chính gồm: 150 g thịt gà luộc chín xé nhỏ, 300 g củ đậu thái chỉ; 1/2 quả dưa chuột bỏ ruột thái chỉ; 1/3 củ cà rốt thái chỉ.

món ngon ngày tết, món ăn ngày tết, món ngon, thực đơn ngày tết, tết âm lịch, món ngon mỗi ngày, món ngon cuối tuầnPha nước trộn gỏi: Nước mắm – tương ớt – nước đường cô đặc thành siro – nước cốt chanh với tỷ lệ 2:1:2:1. Thêm một chút tỏi, ớt băm nhỏ. Chuyên mục món ăn ngày tết của Dichvuhay.vn sẽ bật mí tương ớt vừa giúp nước gỏi có màu sắc bắt mắt, vừa tăng độ sánh quyện cho món ăn. Đồng thời vị cay dịu pha lẫn chút ngọt của loại gia vị này là mẫu số chung cho vị giác của nhiều thực khách tại nhà hàng.

Hoàn thiện: Trộn đều nguyên liệu và nước gỏi trong bát sâu lòng. Khi bày ra đĩa, bạn trang trí thêm một chút dừa nạo, ớt sừng thái chỉ, vừng rang để món ăn thêm hấp dẫn. Tuy là món ăn khá đơn giản trong chế biến, gỏi vẫn yêu cầu kỹ thuật cao trong pha chế nước trộn. Nước mắm, đường, dấm, tương ớt – những gia vị tưởng chừng chỉ là phụ nhưng thực tế chính là yếu tố giúp kết nối, hòa quyện và nâng tầm mọi nguyên liệu, tạo nên tuyệt phẩm món ngon trên mâm cỗ Tết.

Gỏi bò trộn mầm cải xanh chống ngán ngày tết: Thịt bắp bò giòn ngon kết hợp với vị hăng hăng của mầm cải và vị chua ngọt của nước sốt, tạo ra món ăn lý tưởng cho bữa cơm ngày Tết mà không khiến bạn tốn quá nhiều công sức. Không chỉ mang vị cay the dễ gây nghiền cho người thưởng thức, mầm cải còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, là loại rau được yêu thích trong chế biến các món gỏi.

món ngon ngày tết, món ăn ngày tết, món ngon, thực đơn ngày tết, tết âm lịch, món ngon mỗi ngày, món ngon cuối tuần, món gỏi, món khai vị, món ăn nhẹTừ nguyên liệu này, Chuyên mục món ngon ngày tết của Dichvuhay.vn sẽ giới thiệu đến độc giả món gỏi bắp bò mầm cải giòn dai đã miệng. Cách làm gỏi bò trộn mầm cải xanh

  • + Nguyên liệu: 500 g bắp bò, 500 g mầm cải, 300 g bắp cải tím thái chỉ. Gia vị gồm dấm, chanh, tỏi, ớt, đặc biệt không thể thiếu nước mắm – loại “gia vị quốc dân” là nét chấm phá không thể thiếu trong các món gỏi Việt, giúp hòa quyện các nguyên liệu và mang đến vị chua ngọt đậm đà, đúng điệu.
  • + Pha nước trộn gỏi: 2 thìa nước mắm – 2 thìa đường – 1 thìa dấm- 1 thìa nước cốt chanh – 2 thìa nước lọc, thêm tỏi, ớt băm. Để nước gỏi thêm sánh và có màu đỏ đẹp bắt mắt, bạn có thể thêm một thìa tương ớt.
  • + Hoàn thiện: Thịt bò thái miếng mỏng vừa ăn, chần nước sôi cho chín. Trộn bắp cải với mầm cải và bày ra đĩa, rưới 2-3 thìa nước gỏi. Thịt bò trộn đều với phần nước gỏi còn lại cho ngấm rồi bày lên trên mặt rau. Hoàn thiện món ăn bằng các loại rau củ trang trí.

Cách làm gỏi vịt chua ngọt chống ngán ngày tết: Với nguyên liệu dân dã và cách chế biến đơn giản, đây sẽ là món khai vị hoàn hảo trong mâm cỗ Tết. Nguyên liệu chính gồm: 300 g lườn vịt; 200 g hành tây, 200 g cà rốt; 300 gr bắp cải – hoa chuối – rau muống chẻ. Nguyên liệu phụ gồm ớt, tỏi, gừng băm nhỏ, lạc rang đập dập, vừng rang, hành phi và rau thơm.

món ngon ngày tết, món ăn ngày tết, món ngon, thực đơn ngày tết, tết âm lịch, món ngon mỗi ngày, món ngon cuối tuần, món gỏi, món khai vị, món ăn nhẹPha nước gỏi: Vẫn dùng nước mắm như một nét đặc trưng trong món gỏi, công thức pha nước trộn được chia sẻ bởi bếp trưởng nhà hàng Soulmate (số 1 Phùng Chí Kiên, Hà Nội) rất dễ thực hiện: hòa tan 2 thìa nước mắm; 1,5 thìa đường, 1 thìa nước cốt chanh; 2,5 thìa nước lọc và 1 thìa tương ớt. Thêm chút tỏi và ớt băm tùy khẩu vị.

Thực hiện: Các loại rau củ thái chỉ, rau thơm thái rối.Lườn vịt chọn phần da mỏng ít mỡ, luộc chín với một chút gừng đập dập và muối trong 25 phút. Sau khi thịt nguội, thái thành miếng to vừa ăn. Một bí quyết xử lý mùi tanh của thịt vịt được bếp trưởng chia sẻ đó là ướp nước trộn gỏi lên thịt vịt tầm 3-5 phút. Sự kết hợp hài hòa của nước mắm đậm đà, thơm nồng mùi chanh – tỏi – ớt sẽ giúp nâng tầm vị ngon hảo hạng cho món thịt vốn được coi là khó xử lý này.

Hoàn thiện: Cho rau củ đã thái vào bát, đổ nước gỏi vào trộn đều. Tiếp đó trút rau ra đĩa, xếp thịt vịt xung quanh. Rắc thêm chút lạc, vừng, hành phi và rau mùi (ngò gai) để món ăn dậy mùi thơm và bắt mắt hơn.

Cách làm Salad cá ngừ áp chảo đổi vị ngày tết: Salad cá ngừ áp chảo: Đổi vị với món ăn mang phong vị Nhật Bản là gợi ý không tồi cho mâm cỗ Tết. Nguyên liệu chính để làm món này gồm: 200 g cá ngừ phi lê, 200 g bắp cải tím và trắng; cà rốt – củ cải trắng thái sợi, rong biển tươi, xà lách Đà Lạt, thanh cua, trứng cua và cà chua bi. Cùng chuyên mục món ngon ngày tết của Dichvuhay.vn tham khảo cách làm Salad trộn cá ngừ áp chảo ngay dưới đây!

món ngon ngày tết, món ăn ngày tết, món ngon, thực đơn ngày tết, tết âm lịch, món ngon mỗi ngày, món ngon cuối tuần, món gỏi, món khai vị, món ăn nhẹThực hiện: Cá ngừ ướp với 2 thìa nước tương, 1 thìa cà phê tiêu trong 30 phút. Phủ thêm vừng trắng, vừng đen kín mặt rồi áp chảo ở nhiệt độ cao trong 2 phút. Đợi thịt nguội rồi thái miếng mỏng.

Làm xốt nước tương: 100 g đường trắng; 200 g nước tương; 50 g dấm trắng cho vào nồi đun nhỏ lửa cho đến khi sánh lại. Làm xốt vừng: Dầu ăn – mayonaise mỗi loại 180 g, 300 g nước tương; 2 lòng đỏ trứng gà; 100 g đường; 100 g vừng trắng rang; 60 g hành tây xay; 120 g táo xay; tiêu đen. Cho vừng xay nhuyễn, hành tây và táo trước, sau đó đỏ tất cả gia vị còn lại vào đun nhỏ lửa đến khi sánh lại.

Hoàn thiện: Bắp cải tím và trắng thái mỏng ngâm nước để ráo; cà rốt và củ cải trắng thái sợi; cà chua bi bổ đôi; thanh cua xé sợi; rong biển tươi rửa sạch để ráo. Xếp tất cả ra đĩa theo từng tầng màu khác nhau rồi rưới 1/2 thìa canh xốt nước tương, 1 thìa canh xốt vừng lên. Cuối cùng cho phần rong biển và trứng cua lên trên.

Cách làm Salad trộn trứng khai vị cho ngày tết: Vị thanh mát của rau, chua của giấm, béo mềm của trứng mang đến cho bạn bữa ăn thanh lọc cơ thể sau một tuần làm việc, học tập mệt mỏi. Nguyên liệu làm Salad trứng bao gồm: Salad xoăn 200 gr, Salad tím 100 gr, trứng cút hoặc hột gà 1 trứng, Cà chua bi 2 trái.

món ngon ngày tết, món ăn ngày tết, món ngon, thực đơn ngày tết, tết âm lịch, món ngon mỗi ngày, món ngon cuối tuần, món gỏi, món khai vị, món ăn nhẹGia vị sốt dấm: Giấm Balsamic 2 muỗng canh, Nước sốt mè rang Kewbie 2 muỗng canh, Dầu olive 1 muỗng canh. Trộn đều dấm, nước sốt mè rang, dầu olive với nhau để thành sốt trộn salad. Sốt mayonnaise 2 muỗng cang, Mù tạt vàng: 1 muỗng canh. Cách làm Salad trứng trộn như sau:

Salad xoăn và tím rửa sạch, cắt miếng vừa ăn, Cà chua bi rửa sạch, cắt đôi. Trứng gà luộc chín, lột bỏ vỏ. Dùng dụng cụ cắt trứng thành từng lát mỏng. Trộn sốt giấm với 2 loại salad, cà chua bi sau đó bày lên dĩa. Trứng gà luộc chín, bỏ vỏ, xắt lát mỏng. Trang trí trứng gà xung quanh dĩa. Trộn đều sốt mayonnaise và mù tạt vàng sau đó rưới lên đĩa salad. Khi trộn nên nhẹ nhàng để không làm dập rau. – Chỉ trộn salad khi gần tới giờ ăn.

Cách làm gỏi xoài chua ngọt chống ngán ngày tết: Đây là món ăn thích hợp chống ngán trong những bữa tiệc nhiều thịt. Nguyên liệu dễ kiếm, cách làm cũng khá đơn giản, lại không tốn nhiều thời gian. Gỏi xoài khô bò, khô mực, khô cá hay tôm, thịt, ốc, tai heo… là những biến tấu vô cùng phong phú từ món gỏi xoài dân dị vốn chỉ trộn cùng đường, nước mắm và rau. Nếu bạn đã thấy món gỏi xoài dọn lên mâm cơm thì cũng là lúc các gai lưỡi của bạn bị đánh thức một cách dữ dội nhất.

món ngon ngày tết, món ăn ngày tết, món ngon, thực đơn ngày tết, tết âm lịch, món ngon mỗi ngày, món ngon cuối tuần, món gỏi, món khai vị, món ăn nhẹNguyên liệu làm gỏi xoài chua ngọt bao gồm: 3 quà xoài xanh có vị chua vừa, 40 gram tôm khô, Rau thơm: rau răm, mùi ta (ngò nhí), Lạc rang vàng, Gia vị: mắm, muối, đường, ớt, tỏi, hành củ tím… Chi tiết cách làm gỏi xoài chua ngọt bạn có thể thực hiện theo các bước mà dichvuhay.vn chia sẻ dưới đây:

Bước 1: Lạc rang chín, bỏ vỏ, giã sơ qua. Xoài rửa sạch, gọt vỏ rồi thái sợi hoặc bào sợi, ngâm ngay vào bát nước đá để giữ độ giòn cho xoài. Nếu xoài chua quá thì bào xong trộn với chút đường, để 10 phút cho ra bớt nước chua rồi vắt sạch phần nước bỏ đi. Nên chọn loại xoài chua vừa sẽ ngon hơn.

Bước 2: Tôm khô ngâm nước 10-15 phút cho nở, rửa sạch vớt ra để ráo. Băm chút hành tím và tỏi, cho dầu ăn vào chảo phi thơm hành tỏi, đổ tôm vào xào, thêm chút xíu đường và nước mắm vào xào chín rồi bắc ra để nguội. Rau răm và rau mùi thái nhỏ.

Bước 3: Làm nước trộn gỏi: Hòa hỗn hợp gồm 3 thìa canh nước mắm ngon, 2 thìa canh đường, thêm tỏi ớt băm nhỏ, trộn đều. Vớt xoài ra rổ cho ráo nước, rồi đổ xoài vào một cái âu, cho tôm khô, hành củ tím thái mỏng, nước trộn gỏi vào trộn đều. Nêm nếm lại cho vừa miệng rồi rắc rau thơm và lạc rang lên trên và cho ra đĩa.

Bước 4: Nếu muốn đĩa gỏi trông bắt mắt hơn bạn có thể trộn thêm chút hành tây thái nhỏ và cà rốt để tô điểm thêm đẹp. Hành tây và cà rốt sau khi thái xong cũng phải ngâm nước đá để đảm bảo độ giòn và bớt mùi hăng.

Súp rong biển hải sản đơn giản mà ngon: Súp rong biển hải sản là món ăn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Có thể, khi mới thưởng thức, bạn sẽ e ngại bởi vị tanh của rong biển, nó khiến bạn có cảm giác ăn không quen. Nhưng dần dần chính hương vị ấy sẽ tạo ra sức hấp dẫn kì diệu, tạo nên sự độc đáo cho món súp rong biển.

món ngon ngày tết, món ăn ngày tết, món ngon, thực đơn ngày tết, tết âm lịch, món ngon mỗi ngày, món ngon cuối tuần, món gỏi, món khai vị, món ăn nhẹNguyên liệu làm súp rong biển hải sản bao gồm: 200g tôm sú, 150g phi lê cá, 150g thịt nghêu, 150g phi lê mực, 100g rong biển khô, 1 trứng gà, 50g cải thảo, 10g hoa hẹ, 1 thìa súp bột bắp, 10g bột chiên giòn, Gừng, hành lá, ngò rí, Gia vị: Hạt nêm, muối, dầu ăn, tiêu, đường.

Cà tím áp chảo đơn giản cho bữa cơm ngày tết: Cà tím là thực phẩm bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Bạn hãy thử làm món cà tím áp chảo lạ miệng cho bữa cơm gia đình. Món ăn cà tím áp chảo vô cùng ngon miệng và độc đáo đã hoàn thành rồi đó. Với các nguyên liệu thật đơn giản, cách chế biến thì dễ dàng và trong tích tắc bạn nhanh chóng có một món ăn hấp dẫn để chiêu đãi bạn bè cũng như cho những người thân thưởng thức.

món ngon ngày tết, món ăn ngày tết, món ngon, thực đơn ngày tết, tết âm lịch, món ngon mỗi ngày, món ngon cuối tuần, món gỏi, món khai vị, món ăn nhẹMón cà tím áp chảo này, nếu thích các bạn cũng có thể hấp chín hoặc cho vào lò nướng để tạo ra nhiều mùi vị khác nhau, thu hút người thưởng thức hơn.

món ngon ngày tết, món ăn ngày tết, món ngon, thực đơn ngày tết, tết âm lịch, món ngon mỗi ngày, món ngon cuối tuần, món gỏi, món khai vị, món ăn nhẹCà tím: 2 quả. Thịt nạc vai: 150gr, Giò sống: 30g. Lá lốt: chuẩn bị vừa đủ, Hành tây: 1/3 củ, Ớt sừng: 1 quả, Tỏi băm: 2 tép, Ngò rí. Gia vị cần chuẩn bị để tiến hành chế biến món ăn cà tím áp chảo: dầu ăn, tiêu, muối, đường, bột năng, tỏi băm, hạt nêm, nước tương. Theo quan sát của Dichvuhay.vn, cách làm cà tím áp chảo ngon nhất qua các bước:

+ Bước 1: Cà tím khi mua về, các bạn rửa sạch với nước. Dùng dao nhọn rạch một đường thẳng vào giữ quả cà tím, rồi dùng tay moi hết ruột cà tím đi. Ngâm cà tím vào nước muối pha loãng khoảng 10 – 15 phút thì vớt cà tím ra.

+ Bước 2: Rửa sạch lá lốt rồi thái sợi nhỏ. Hành tây bỏ vỏ, băm nhuyễn. Ớt sừng bỏ hạt rồi thái hạt lựu nhỏ. Các bạn pha bột năng với một chút nước, khuấy đều. Thịt nạc vai rửa sạch rồi cho vào máy xay, xay nhuyễn hoặc băm nhỏ, để riêng vào một tô to.

+ Bước 3: Cho giò sống, hành tây, lá lốt vào tô thịt xay trộn đều lên. Tiếp theo các bạn cho 1/3 thìa cà phê tiêu, 1/2 thìa cà phê hạt nêm vào hỗn hợp thịt xay trộn đều. Ướp hỗn hợp từ 5 – 7 phút để hỗn hợp thấm đều gia vị.

+ Bước 4: Dùng tay phết đều bột năng vào bên trong ruột cà tím. Sau đó nhồi hỗn hợp thịt xay vào bên trong ruột cà tím ( lưu ý khi nhồi thịt không nên nhồi quá chặt). Đun sôi dầu ăn trong một chảo chống dính, các bạn cho cà tím vào chảo đậy kín vung chiên áp chảo.

+ Bước 5: Khi cà tím vàng mặt và chín đều thì các bạn vớt cà tím ra để ráo dầu. Đun 2 thìa dầu ăn trong chảo, cho tỏi băm, hành tây, ớt sừng vào chảo phi thơm. Thêm nước tương và hỗnhợp bột năng vào chảo đun sệt lại thì tắt bếp.

Xếp cà tím vào một đĩa to, rưới nước xốt đã pha lên phía trên rồi trang trí đĩa thức ăn sao cho thật đẹp mắt. Có thể dùng một vài ngọn rau ngò và vài lát ớt sừng để trang trí cho đĩa thức ăn, như vậy sẽ làm cho món cà tím áp chảo lôi cuốn và hấp dẫn hơn rất nhiều.