Kiến thức về ngôi thai thuận và ngôi thai ngược bạn bên biết: Trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ quay đầu xuống ngôi thuận. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ xoay đầu ở một thời điểm khác nhau. Nhưng thông thường, ngôi thai sẽ thuận khi mẹ bầu ở tuần thứ 35 của thai kỳ. Đối với những mẹ bầu mang thai lần 2, thời điểm này có thể muộn hơn, sẽ rơi vào khoảng tuần thai thứ 36, 37. Hãy cùng chuyên mục kiến thức mang thai của Dichvuhay.vn tìm hiểu về ngôi thai thuận ngôi thai ngược qua bài viết dưới đây nhé!
Ngôi thai thuận là gì?
Ngôi thai thuận hay còn gọi là ngôi thai đầu là khi thai nhi ở tư thế đầu chúc xuống dưới, gáy quay về phía bụng mẹ. Tư thế này sẽ giúp mẹ vượt qua cuộc chuyển dạ dễ dàng hơn vì ở ngôi thuận, thai nhi sẽ tạo áp lực lên buồng tử cung, khiến buồng tử cung mở rộng hơn khi xuất hiện các cơn co thắt trong quá trình sinh nở. Trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ quay đầu xuống ngôi thuận. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ xoay đầu ở một thời điểm khác nhau. Nhưng thông thường, ngôi thai sẽ thuận khi mẹ bầu ở tuần thứ 35 của thai kỳ. Đối với những mẹ bầu mang thai lần 2, thời điểm này có thể muộn hơn, sẽ rơi vào khoảng tuần thai thứ 36, 37.
Trên thực tế, vẫn có khoảng 3% thai không quay đầu về đúng vị trí mà có thể ở tư thế mông quay về phía dưới tử cung (ngôi ngược) hoặc đầu đã chúc xuống dưới nhưng phần gáy lại nằm bên phía cột sống (ngôi sau) hay thai nằm ngang trong bụng (ngôi ngang). Những mẹ bầu rơi vào trường hợp này hầu như sẽ được khuyến khích sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Ngôi thai ngược là gì?
Ngôi thai ngược là tình trạng thai nhi ở tư thế mông quay xuống cổ tử cung, đầu xoay về hướng đáy tử cung. Theo một thống kê có khoảng 25% thai nhi ở ngôi ngược trong tuần thai thứ 32, tuy nhiên tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn 3% ở 8 tuần tiếp theo. Có 3 loại ngôi thai ngược thường thấy:
- + Ngôi mông đủ: Khi sinh phần mông của bé sẽ được sinh ra trước, bé ở tư thế đầu gối co lại, đùi gập vào trong. Đây là tư thế thường thấy nhất của ngôi thai ngược.
- + Ngôi mông thiếu: Phần mông sinh ra trước, bé ở tư thế chân duỗi thẳng lên đầu.
- + Ngôi ngược kiểu chân: Chân ra trước khi sinh do bé ở tư thế chân thấp hơn mông.
Thông thường, những mẹ bị ngôi thai ngược nếu ở tuần trước khi sinh thì có thể được bác sĩ gắn 1 đầu điện cực trên bụng mẹ ở vị trí mông bé và 1 điện cực cho mẹ để nhận biết được sự chuyển động của bé. Bên cạnh đó, một số bà bầu cũng chia sẻ rằng các bài tập thể dục sẽ giúp thai quay xuống đúng ngôi thai thuận. Tuy chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này nhưng mẹ bầu có thể tham khảo 2 bài tập sau: Bài tập 1: Mẹ bầu thực hiện quỳ bò 10 phút mỗi ngày. Bài tập 2: Mẹ bầu nằm thẳng lưng, vùng xương chậu nâng cao khoảng 20 – 30cm so với mặt sàn. Sau đó, giữ nguyên tư thế trong khoảng 15 phút.
Cách nhận biết ngôi thai thuận
Thông thường sẽ không có một dấu hiệu đặc trưng nào cho thấy thai trong bụng mẹ đã thuận hay chưa. Phương tốt nhất để kiểm tra là dựa trên hình ảnh siêu âm hoặc mẹ tự phán đoán bằng cách dùng tay. Để nhận biết được thai nhi đã quay đầu xuống chưa, mẹ bầu có thể áp dụng phương pháp phán đoán bằng tay. Khi thực hiện, mẹ bầu nên nằm xuống và nhờ chồng của mình làm theo các bước sau một cách nhẹ nhàng:
- + Bước 1: Đặt hai tay vào vị trí đáy tử cung. Sau đó dùng cả hai bàn tay lần lượt đẩy nhẹ để nhận biết xem bộ phận nào của thai nhi ở đáy tử cung. Nếu có cảm giác cưng cứng thì là phần đầu thai nhi.
- + Bước 2: Hay tay lần lượt đặt vào bên phải và bên trái của vùng bụng. Đầu tiên giữa tay phải cố định, tay trái nhẹ nhàng sờ nắn kiểm tra. Sau đó, đổi ngược lại, tay trái cố định, tay phải sờ nắn để xác định vùng lưng thai nhi ở bên nào.
- + Bước 3: Đặt ngón tay cái và 4 ngón còn lại vào vị trí đầu ra của thai nhi để phán đoán đó là phần đầu hay phần mông. Nếu chưa nhận biết được thì hãy nhẹ nhàng xoay sang bên phải, bên trái để xác định xem đầu quay xuống chưa.
- + Bước 4: Hai tay lần lượt đặt vào vị trí đầu ra của thai nhi xem đầu hay mông ra trước và độ tụt của thai nhi. Tham khảo thêm các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh.
Ngoài ra, siêu âm thai cũng là phương pháp giúp mẹ bầu nhận biết chính xác được thai nhi đã quay đầu xuống chưa nhờ vào hình ảnh. Vào tuần thai thứ 32, mẹ bầu nên đi siêu âm vì đây là dấu mốc quan trọng để kiểm tra các dị tật thai nhi. Tại đây bác sĩ cũng sẽ thông báo cho mẹ là thai nhi đã quay xuống ngôi thuận hay chưa.
Nếu chưa, mẹ nên hẹn lịch khám thai vào tuần thứ 35, 36. Vì đây là thời điểm thai nhi thường trở về ngôi thuận. Đồng thời siêu âm vào lúc này cũng sẽ giúp mẹ đưa ra được biện pháp xử lý kịp thời khi thai nhi vẫn chưa chịu quay đầu. Mẹ không nên để tới gần sinh mới đi siêu âm. Bởi khi đó nếu ngôi thai chưa thuận, mẹ bầu có thể sẽ phải lựa chọn phương pháp sinh mổ.
Thai nhi quay đầu như thế nào thì tốt nhất?
Vị trí tốt nhất để bé chui ra khỏi bụng mẹ dễ dàng trong quá trình chuyển dạ là đầu chúc xuống và gáy quay về phía bụng mẹ. Ở vị trí này, thai sẽ “đi qua” đường vòng của hông một cách thoải mái và dễ dàng “trượt” ra ngoài trong quá trình chuyển dạ. Khi bé ở vị trí đáy xương chậu, lưỡng đỉnh (vị trí có chu vi vòng đầu lớn nhất) cũng sẽ nằm ở phần rộng nhất của xương chậu. Một số đứa trẻ tuy nằm đúng chiều (ngôi tỳ vào tử cung) nhưng phần gáy lại quay về phía cột sống của người mẹ thì được gọi là ngôi sau. Với vị trí này, sẽ có một số trường hợp không tốt sau:
- + Sẽ vỡ ối khi bắt đầu chuyển dạ. Đau lưng dữ dội trong suốt quá trình chuyển dạ (cả khi có cơn co tử cung hay không).
- + Thời gian chuyển dạ lâu hơn. Có thể phải dùng tới các thủ thuật lấy thai như phooc-sep hay giác hút.
- + Do đầu bé tì vào cột sống nên thai phụ sẽ cảm thấy rất khó chịu và tư thế tốt nhất cho quá trình chuyển dạ sẽ là tư thế bò 4 chân. Ở vị trí này, đầu bé sẽ rời khỏi cột sống, giúp giảm đau lưng. Khi bé đã ở đáy xương chậu, bé có thể sẽ tự xoay 180 độ để trở về vị trí tốt nhất khi bé chui ra. Trong trường hợp bé giữ nguyên vị trí thì khi sinh ra, mặt bé sẽ quay lên trên. Lúc này sẽ cần phải dùng tới thủ thuật phooc-sep hay giác hút để lôi bé ra.
Các kiểu ngôi thai mẹ bầu nên biết
Để có cuộc “vượt cạn” thuận lợi, bên cạnh yếu tố sức khỏe, mẹ cũng cần phải chú ý tới tư thế của thai nhi. Tư thế thai nằm trong bụng mẹ được gọi là ngôi thai. Nếu ngôi thai nằm ở vị trí không thuận lợi sẽ gây ra nhiều vấn đề khi sinh con. Chính vì thế, mẹ hãy trang bị thật đầy đủ những kiến thức cần thiết về các kiểu ngôi thai nhé.
Để có cuộc “vượt cạn” thuận lợi, bên cạnh yếu tố sức khỏe, mẹ cũng cần phải chú ý tới tư thế của thai nhi. Tư thế thai nằm trong bụng mẹ được gọi là ngôi thai. Nếu ngôi thai nằm ở vị trí không thuận lợi sẽ gây ra nhiều vấn đề khi sinh con. Chính vì thế, mẹ hãy trang bị thật đầy đủ những kiến thức cần thiết về các kiểu ngôi thai nhé.
Ngôi trước chỏm đầu: Đây là kiểu ngôi thai lý tưởng nhất để mẹ có một cuộc vượt cạn suôn sẻ. Lúc này, em bé sẽ có tư thế quay mặt về lưng mẹ, đầu trút xuống dưới và hơi nghiêng về bên phải hoặc trái. Sở dĩ đây là kiểu ngôi thai lý tưởng vì đầu em bé sẽ ra trước giúp bé không bị ngộp thở. Bé “đi qua” đường vòng của hông một cách thoải mái và tạo độ “trượt” ra ngoài. Giúp mẹ rút ngắn được quá trình chuyển dạ.
Ngôi sau chỏm đầu: Cũng như tư thế của ngôi trước chỏm đầu, nhưng chỉ khác là bé sẽ quay mặt về phía trước của người mẹ (quay lưng về mẹ). Tuy nhiên tư thế này sẽ gây bất lợi cho bé và cả bạn. Khu vực hẹp nhất của thai nhi là chóp đầu, không ra trước và tử cung phải co bóp nhiều hơn để đẩy bào thai ra ngoài. Do đó bạn sẽ có thời gian sinh dài hơn. Qua đó, cột sống của thai nhi có thể ép sát vào cột sống của bạn. Điều này làm bạn thấy đau lưng nhiều hơn trong khi chuyển dạ.
Ngôi mông: Lúc này em bé có tư thế như là đang ngồi, với phần mông đưa xuống dưới, hai chân ép sát người, co lại ở phần đùi và đầu gối. Đây cũng là một trong những tư thế gây rủi ro cho mẹ và bé như: dây rốn có thể bị lọt vào đường sinh và kẹp ở chân của bé. Khi chân bé ra đầu tiên, sẽ làm cho tử cung không co dãn đủ rộng. Vì vậy sẽ làm cho đầu và mình của bé đi ra khó khăn hơn.
Ngôi thai trán: Là tư thế mà đầu của em bé đã hướng xuống dưới cổ tử cung nhưng lại ngửa ra sau khiến cho phần trán là phần sẽ được sinh ra đầu tiên. Với ngôi thai này, mẹ sẽ sinh rất khó, vì vùng trán của bé rất rộng, không dễ lọt ra ngoài được. Nếu mẹ cố gắng quá, sẽ làm em bé ngộp thở vì vùng mũi sẽ bị chèn ép. Đa số các bác sĩ đều chỉ định mổ bắt thai khi bé có tư thế này.
Ngôi thai mặt: Lúc này thai nhi đa có tư thế thuận lợi cho mẹ. Tuy nhiên đầu em bé lại có hiện tượng ngửa ra phía sau nhiều. Nếu tử cung bạn không đủ rộng, kéo dài quá trình rặn sinh sẽ làm em bé suy hô hấp. Vì vậy tùy theo độ ngửa đầu của em bé mà các bác sĩ có thể rạch tầng sinh môn, dùng kẹp forceps hoặc phẫu thuật để lấy em bé ra.
Ngôi thai xiên hoặc ngôi thai ngang: Trường hợp này thường xảy ra khi nhau thai nằm thấp hoặc bà bầu mang song thai. Em bé có thể nằm ở tư thế xiên, lưng ra đằng trước hoặc nằm vắt ngang tử cung của mẹ. Tư thế này rất nguy hiểm nếu mẹ chọn phương pháp sinh thường. Mẹ có thể đối mặt với rất nhiều nguy cơ như: đứt dây rốn, vỡ tử cung.
Ngôi thai cao lúc sắp sinh: Với tư thế này, bé sẽ có đỉnh đầu lọt xuống cửa xương chậu. Ngôi thai này thường xảy ra với các mẹ có vùng xương chậu hẹp, thai nhi dị dạng, thai nhi quá to. Thai nhi có nhiều nguy cơ vỡ nước ối sớm, sa cuống rốn. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định mổ với trường hợp này.