Sự thay đổi của mẹ bầu và thai nhi ở tháng cuối thai kỳ gồm những gì?

Sự thay đổi của mẹ bầu và thai nhi ở tháng cuối thai kỳ gồm những gì? Mẹ có thể thấy sưng mắt cá chân và bàn chân hơn. Ngoài ra mẹ có thể nhận thấy khuôn mặt mình hơi phúng phính hơn một chút. Điều quan trọng là theo dõi chuyển động của bé trong những tháng cuối thai kỳ. Bằng cách đó, nếu có bất kỳ bất thường nào, mẹ nên báo bác sĩ ngay lập tức để được an toàn. Mẹ nên biết biểu hiện cơn co thắt Braxton Hicks hay còn gọi chuyển dạ giả (xem thêm bài” Phân biệt Chuyển dạ giả và chuyển dạ thực sự”) . Mẹ có thể cảm thấy những cơn co thắt thường xuyên hơn vì mẹ đang gần ngày sinh.

Sự thay đổi của mẹ bầu và thai nhi ở tháng cuối thai kỳ

Mẹ sẽ tiếp tục tăng cân, nhưng một số mẹ bầu có thể nhận thấy có sự giảm cân trong tháng này, nhưng không đáng lo, vì do sự sụt giảm sản xuất nước ối. Hầu hết mẹ bầu trông rất to, cồng kềnh và không hấp dẫn nhưng đừng lo lắng vì điều đó là hoàn toàn bình thường. Sau khi sinh, với tập thể dục và chế độ ăn uống hợp lý, mẹ sẽ trở nên bình thường.mang thai tháng cuối, cơn gò tử cung, bà bầu nên ăn gì, dinh dưỡng, thai kỳ, mang thai tháng cuối nên ăn gìVú sẽ trở nên to hơn, mềm và rỉ sữa, đi tiểu thường xuyên: mẹ sẽ thường xuyên đi tiểu trong thời gian mang thai tháng thứ 9. Sự gia tăng trọng lượng của bé, sẽ tạo nên áp lực trên bàng quang càng lớn. Vì vậy, mẹ sẽ cảm thấy một sự thôi thúc thường xuyên đi tiểu. Tháng này, đầu của bé đã xuống tiểu khung để sẵn sàng cho sự ra đời.

+ Gia tăng mệt mỏi: Hầu hết mẹ bầu trở nên dễ mệt mỏi khi mang thai tháng thứ 9, trong khi một số mẹ khác cảm thấy đầy năng lượng. Đừng lo lắng điều này, hoàn toàn phổ biến vì bé của mẹ vẫn đang phát triển. Trong thời gian mang thai tháng thứ 9, bé thường tăng cân 2½ pounds và chiều dài 2 inch. Nói chung, mẹ có thể cảm thấy không thoải mái với áp suất trong bụng mẹ và cân nặng của bé gia tăng. Vì vậy, điều quan trọng là nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.

+ Cảm giác phù nề hơn: Mẹ có thể thấy sưng mắt cá chân và bàn chân hơn. Ngoài ra mẹ có thể nhận thấy khuôn mặt mình hơi phúng phính hơn một chút. Điều quan trọng là theo dõi chuyển động của bé trong những tháng cuối thai kỳ. Bằng cách đó, nếu có bất kỳ bất thường nào, mẹ nên báo bác sĩ ngay lập tức để được an toàn. Mẹ nên biết biểu hiện cơn co thắt Braxton Hicks hay còn gọi chuyển dạ giả (xem thêm bài” Phân biệt Chuyển dạ giả và chuyển dạ thực sự”) . Mẹ có thể cảm thấy những cơn co thắt thường xuyên hơn vì mẹ đang gần ngày sinh. Ngoài ra, mẹ nên biết dấu hiệu chuyển dạ thật sự:

+ Xuất hiện cơ gò tử cung: Cơn co thắt không ngừng ngay cả khi mẹ di chuyển hoặc thay đổi vị trí của mẹ, Chúng bắt đầu ở phía sau và tỏa dần dần quanh vùng bụng của mẹ, Các cơn co thắt xuất hiện nhiều hơn năm lần một giờ,  Cơn co kéo dài 30 đến 70 giây, theo thời gian cơn co càng lúc càng mạnh, Cường độ cơn đau mỗi lúc mỗi tăng lên khi đi bộ, Cơn co xuất hiện vào những khoảng thời gian đều đặn.

+ Đột nhiên nếu mẹ nhận thấy những cơn co thắt đau đớn hơn và sự xuất hiện chất dịch từ âm đạo không có mùi và không màu, hoặc tiêu chảy bất thường hoặc rò rỉ chất nhầy. Sự xóa mở cổ tử cung bắt đầu và trở nên mỏng hơn khi bé chuẩn bị ra đời, đó là thời gian để gọi “Mụ đỡ đẻ” vì túi ối đã vỡ và bé đã sẵn sàng để ra đời!

Những lưu ý đặc biệt quan trọng khi mang thai tháng cuối

Trong tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ cần gặp bác sĩ sản khoa mỗi tuần. Trong mỗi lần khám, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung của mẹ có những thay đổi gì chỉ ra các dấu hiệu báo sinh. Trong những lần khám cuối cùng với bác sĩ sản khoa, hãy hỏi bác sĩ nếu mẹ vẫn còn bất kỳ câu hỏi nào về chuyển dạ và sinh nở.

+ Tập thở: Với việc tăng kích cỡ bụng, mẹ sẽ khó thở hơn. Vì vậy, tốt hơn là mẹ nên học các kỹ thuật thở và cũng có thể tham gia các lớp học yoga trước khi sinh. Ngoài ra, khi mẹ bước vào chuyển dạ thực sự, các kỹ thuật thở này sẽ giúp mẹ rất nhiều.

+ Tập thể dục: nếu bác sĩ của mẹ chấp thuận, mẹ có thể và nên tiếp tục di chuyển. Tập thể dục có thể giúp mẹ làm giảm đau nhức trong giai đoạn những tháng cuối thai kỳ, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp tâm trạng tốt hơn và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng như tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ.

+ Hãy chuẩn bị tinh thần và thể chất cho những điều sắp xảy ra: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên uống thuốc bổ vitamin. Ăn một lượng nhỏ vài lần và ăn những thức ăn lành mạnh. Mẹ không nên hút thuốc hoặc uống rượu vì chúng có thể gây hại nghiêm trọng cho bé của mẹ. Mẹ nên tự hào về mình là đã đối mặt với tất cả những thách thức, đau đớn, đau nhức và khó chịu. Bây giờ mẹ đang ở trong giai đoạn hân hoan chào đón một thiên thần nhỏ bé sắp ra đời.

+ Chế độ nghỉ ngơi phù hợp: Hãy cố gắng thư giãn càng nhiều càng tốt và mẹ chỉ nên nghĩ đến các khía cạnh tích cực về những việc sắp tới. Hãy dành thời gian để đọc hay suy nghĩ về những ngày đầu của em bé để giúp ngăn ngừa sự hoảng loạn và căng thẳng sau khi sinh. Nghe nhạc thư giãn và uống một lượng nước trái cây mình thích để có cảm giác thoải mái hơn. Ngủ, ngủ, và ngủ: Điều này xuất phát từ kinh nghiệm các mẹ bầu. Mẹ cố gắng tranh thủ ngủ khi có thể. Mất ngủ có thể gây nhiều ảnh hưởng bất lợi cho mẹ, hãy cố gắng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Chất lượng giấc ngủ không những tốt cho mẹ mà cả cho bé yêu đang phát triển trong bụng mẹ.

mang thai tháng cuối, cơn gò tử cung, bà bầu nên ăn gì, dinh dưỡng, thai kỳ,+ Lập kế hoạch tuyến đường đến bệnh viện: trong điều kiện hay kẹt xe hiện nay, hành trình đến bệnh viện trong giai đoạn mẹ chuyển da thực sự đó cũng là mối lo âu. Nhưng nếu mẹ và ông xã có kế hoạch định tuyến trước, có thể giúp tài xế lái xe an toàn và hợp lý đến bệnh viện kịp thời hơn. Nếu bạn đã con con, nên dành thời gian để chuẩn bị tinh thần cho con vể việc bé sẽ trở thành anh/chị gái của em bé trong bụng mẹ. Mẹ có thể thủ thỉ với bé về việc đặt tên cho em, chọn màu áo, màu quần,…giúp bé khỏi bỡ ngỡ khi em ra đời. Đó là một cách quan trọng để củng cố mối quan hệ gia đình.

Sinh con năm 2024 có tốt không?

Việc chọn thời gian thích hợp để mang thai sẽ có tác dụng tốt với sức khỏe của mẹ, thai nhi trong bụng và quá trình phát triển sau này của bé. Hơn nữa sinh con trai hay con gái theo ý muốn đang là mong mỏi rất thiết thực của các bậc làm cha làm mẹ hiện nay. Nếu bạn đang dự định sinh con, hãy lựa chọn thời điểm tốt nhất trong năm để thụ thai, để bé sinh ra thông minh và khỏe mạnh nhất nhé.

Sinh con trai năm 2024

  • Năm sinh dương lịch: 2024 – Năm sinh âm lịch: Kỷ Hợi
  • Quẻ mệnh: Cấn ( Thổ) thuộc Tây Tứ mệnh.
  • Mệnh ngũ hành: Bình địa Mộc (tức mệnh Mộc- Gỗ đồng bằng)
  • Cung Mệnh: Cung Ly Hỏa thuộc Đông Tứ mệnh.
  • Hướng tốt: Hướng Đông Nam- Thiên y (Gặp thiên thời được che chở). Hướng Bắc- Diên niên (Mọi sự ổn định). Hướng  Đông- Sinh khí (Phúc lộc vẹn toàn).Hướng Nam- Phục vị (Được sự giúp đỡ)
  • Hướng xấu: Hướng Tây- Ngũ qui (Gặp tai hoạ). Hướng Tây Nam- Lục sát (Nhà có sát khí). Hướng Tây Bắc- Hoạ hại (Nhà có hung khí). Hướng Đông Bắc- Tuyệt mệnh( Chết chóc)
  • Người mệnh mộc hợp với tuổi nào, mệnh nào nhất? Màu sắc hợp: Màu xanh lục, xanh da trời,… thuộc hành Mộc (tương sinh- tốt). Các màu đỏ, tím, hồng, cam thuộc hành Hỏa (tương vượng- tốt).
  • Màu sắc kỵ: Màu xanh biển sẫm, đen, xám, thuộc hành Thủy (Tương khắc- xấu), Con số hợp tuổi: 3, 4, 9.

Sinh con gái năm 2024

  • Cung mệnh bé gái sinh năm 2024: Năm sinh dương lịch: 2024 – Năm sinh âm lịch: Kỷ Hợi.
  • Quẻ mệnh: Đoài ( Kim) thuộc Tây Tứ mệnh – Ngũ hành: Gỗ đồng bằng (Bình địa Mộc)
  • Con số hợp (hàng đơn vị): Mệnh cung Kim (Đoài) : Nên dùng số 6, 7, 8
  • Màu sắc:  Màu sắc hợp: Màu vàng, nâu, thuộc hành Thổ (tương sinh, tốt). Màu trắng, bạc, kem, thuộc hành Kim (tương vượng, tốt). Màu sắc kỵ: Màu đỏ, màu hồng, màu cam, màu tím, thuộc hành Hỏa , khắc phá mệnh cung hành Kim, xấu.
  • Hướng tốt: Tây Bắc – Sinh khí : Phúc lộc vẹn toàn, Đông Bắc – Diên niên : Mọi sự ổn định, Tây – Phục vị : Được sự giúp đỡ, Tây Nam – Thiên y : Gặp thiên thời được che chở .
  • Hướng xấu: Bắc – Hoạ hại : Nhà có hung khí . Đông – Tuyệt mệnh : Chết chóc . Nam – Ngũ qui : Gặp tai hoạ . Đông Nam – Lục sát : Nhà có sát khí.

Nếu bạn có kế hoạch sinh con năm 2024, bé sẽ mang mệnh Bình Địa Mộc (Gỗ đồng bằng) & Cầm tinh con Heo (Kỷ Hợi). Một trong những yếu tố đầu tiên và quan trọng hơn cả khi lựa chọn năm sinh con đấy chính là yếu tố ngũ hành sinh khắc, tốt nhất là Ngũ hành cha và mẹ tương sinh, bình hòa là không tương sinh và không tương khắc với con.Hiện nay, các bậc cha mẹ còn dựa theo Thiên Can (hay còn gọi là Can) để chọn năm sinh cho con. Trong Thiên Can có 4 cặp tương xung (xấu) và 5 cặp tương hóa (tốt), làm cơ sở để lựa chọn năm sinh phù hợp. Bốn cặp tương xung gồm: Giáp xung Canh, Ất xung Tân, Bính xung Nhâm, Đinh xung Quý. 5 cặp tương hóa gồm: Giáp – Kỷ hóa Thổ; Ất – Canh hóa Kim; Bính – Tân hóa Thủy; Đinh – Nhâm hóa Mộc, Mậu – Quý hóa Hỏa. Như vậy, năm sinh của con sẽ có thể dùng Thiên Can để so với bố mẹ dựa vào các cặp tương xung và tương hóa. Tags: mang thai tháng cuối, cơn gò tử cung, bà bầu nên ăn gì, dinh dưỡng, thai kỳ, mang thai tháng cuối nên ăn gì