Sữa chua là một trong những món ăn quen thuộc của nhiều gia đình ngày nay nhờ nguồn dinh dưỡng dồi dào, bổ sung các loại men tiêu hóa có lợi, giúp ổn định hệ tiêu hóa. Thành phần chính trong sữa chua là Lactobacillus Acidophilus và Bifido Bacterium có thể tạo thế cân bằng và bồi bổ vi khuẩn có lợi đang có trong cơ thể. Nguồn dinh dưỡng trong sữa chua là rất dồi dào và mang nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Như đã nêu, hai thành phần chính có trong sữa chua là Lactobacillus Acidophilus và Bifido Bacterium. Ngoài ra bên trong sữa chua còn có các loại đường, đạm, chất béo và vi chất cần thiết cho cơ thể. Được biết 100g sữa chua sẽ cung cấp 121mg canxi, 95mg photpho, 0,05g sắt, 12mg magie, 0,59 mg kẽm và các loại vitamin C, B6, B12, E, K, A, D…
Tác dụng của sữa chua đối với bà bầu
Bà bầu ăn sữa chua có tốt không đây là một câu hỏi được khá nhiều các mẹ tìm hiểu trong thời kỳ mang thai. Sữa chua chứa các khoáng chất, axit folic, Canxi, Vitamin D,… là một trong những sản phẩm bổ sung lợi khuẩn giúp bà bầu trong giai đoạn thai kỳ khỏe mạnh. Cùng Vnshop tìm hiểu thông tin chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
Với các thành phần dinh dưỡng có tác dụng lợi khuẩn, ta có thể sử dụng sữa chua để thúc đẩy phát triển men tiêu hóa, tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch . Không những thế, sữa chua còn cung cấp thêm chất xơ hòa tan, các loại lợi khuẩn để giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa được các nguy cơ táo bón, tiêu chảy và hạn chế biếng ăn ở trẻ nhỏ.
Sữa chua cung cấp một lượng dinh dưỡng để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động trong ngày, làm đẹp da và ngăn ngừa các gốc tự do làm oxy hóa, lão hóa nhanh ở người. Ta còn có thể sử dụng sữa chua làm nguyên liệu làm đẹp da. Các vi khuẩn lactobacillus trong các loại sữa chua có thể giúp làm giảm tình trạng viêm xảy ra khắp cơ thể, đặc biệt là ở những người bị viêm khớp. Các vi khuẩn lành mạnh cũng có thể làm giảm và ngăn chặn tình trạng viêm trong ruột, giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng và bàng quang.
Mặc dù sữa chua có rất nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng điều này không có nghĩa là bạn có thể ăn bao nhiêu sữa chua cũng được. Ăn quá nhiều sữa chua mà không cần chú ý đến sức khỏe của mình thì có thể gây hại nhiều hơn là có lợi.
Bà bầu có nên ăn sữa chua?
Mẹ bầu thường được khuyên nên bổ sung đủ canxi để hỗ trợ tối đa sự phát triển của xương, răng và cơ bắp cho bé. Và thực phẩm được khuyến khích nên bổ sung hàng ngày, chứa lượng canxi lớn nhất đó là sữa. Ngoài sữa tươi uống hàng ngày thì sữa chua không chỉ giúp mẹ bầu dễ tiêu thụ mà còn mang lại nhiều lợi ích nhất định. Ngoài lượng canxi và protein cao, sữa chua còn mang lại những vi khuẩn có lợi giúp tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể và phòng ngừa nhiều bệnh thường gặp khi mang thai như cao huyết áp, táo bón…
- + Cải thiện hệ tiêu hóa: sữa chua cho bà bầu cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các vi khuẩn có lợi (Lactobacillus Acidophilus và Bifido bacterium), giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng. Qua nghiên cứu người ta thấy các vi khuẩn sữa chua có khả năng sống trong ruột người và có lợi cho cơ thể. Không những thế, có một số vi khuẩn sữa chua còn tạo ra kháng sinh có khả năng diệt các vi khuẩn có hại trong ruột. Ăn sữa chua đều đặn mỗi ngày giúp phòng ngừa bệnh táo bón, trĩ hiệu quả.
- + Giảm cảm giác thèm ăn: Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu thường phải đối mặt với chứng thèm ăn những thực phẩm không lành mạnh như dưa chua, đồ chiên rán, đồ cay… Lúc này mẹ có thể chọn sữa chua thay thế để vừa có cảm giác ngon miệng vừa cung cấp được những dưỡng chất có lợi vào cơ thể.
- + Bổ sung canxi: Canxi trong thai kỳ là vô cùng quan trọng giúp xương, răng và cơ bắp của thai nhi phát triển tốt nhất. Bổ sung đủ canxi cũng ngăn ngừa nguy cơ loãng xương ở mẹ bầu và sau sinh. Vì vậy mẹ hãy bổ sung đều đặn sữa chua mỗi ngày. Đây là một trong những lợi ích tuyệt vời nhất của sữa chua.
- + Ngăn ngừa cao huyết áp: Một trong những lợi ích tuyệt vời của sữa chua với mẹ bầu nữa là ngăn ngừa chứng cao huyết áp thai kỳ. Trong thời gian mang thai, nguy cơ mắc cao huyết áp sẽ tăng cao và mẹ bầu chớ quên bổ sung sữa chua hàng ngày. Thực phẩm này cũng rất tốt cho hệ tim mạch, giảm mức độ cholesterol trong cơ thể.
- + Giảm nguy cơ nhiễm trùng: Các loại vi khuẩn có lợi trong sữa chua cũng giúp chống lại các vi khuẩn có hại gây bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, sữa chua còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.
- + Giải tỏa căng thẳng, lo âu: Căng thẳng và lo lắng là triệu chứng phổ biến trong thai kỳ. Tác dụng tuyệt vời của sữa chua là sẽ giúp cảm xúc trong não bĩnh tĩnh lại, giảm bớt chứng lo lắng, phiền muộn.
- + Giúp da trắng hồng: Trong sữa chua có axit lactic có tác dụng ngăn ngừa sự xâm nhập và kiềm chế hoạt động của các loại vi khuẩn có hại, bảo vệ da. Các vi khuẩn lên men chua có trong sữa chua còn có thể tiết ra chất kháng sinh kích thích quá trình làm lành các thương tổn của da như những sẹo do mụn nhọt, thương tích, tái tạo da mới, giữ gìn cho làn da tươi tắn, hạn chế hiện tượng lão hóa.
- Kiểm soát trọng lượng: Trong 9 tháng mang thai, tăng cân là điều đương nhiên nhưng cuộc sống vật chất đầy đủ thường khiến các mẹ tăng cân quá nhiều, gây ra những biến chứng không mong đợi như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp. Khi mẹ ăn sữa chua đều đặn sẽ giúp ức chế hormone cortisol gây tăng cân mất kiểm soát, để chị em không bị tăng cân vượt chuẩn.
Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây cho biết ăn sữa chua hằng ngày sẽ mang đến cho chị em làn da tươi sáng, mịn màng, có độ đàn hồi cao và ngăn chặn sắc tố da xấu. Người ta đã tìm thấy gần như đầy đủ trong sữa chua các dưỡng chất cần thiết cho da. Các vitamin A, B, D… và các chất khoáng trong sữa chua giữ trò quan trọng đối với làn da đẹp. Các chất canxi và sắt có nhiều trong sữa chua có tác dụng ngăn ngừa bệnh thiếu máu, giúp da hồng hào, và trẻ đẹp.
Bà bầu ăn sữa chua có tốt cho thai nhi?
Theo em được biết thì sữa chua cho bà bầu không những bổ mà còn rất giàu canxi, mà canxi thì rất cần thiết cho bà bầu. Nó giúp hình thành xương, răng cho thai nhi và ngừa chứng loãng xương cho mẹ. Nếu mẹ không chịu bổ sung đầy đủ cho cơ thể thì canxi sẽ được rút từ mẹ để truyền sang cho con. Vì vậy, chỉ cần ăn 226 gam sữa chua thôi đã cung cấp được 30-40% canxi cơ thể cần mỗi ngày.
- + Giúp bé phát triển cơ bắp: Protein có trong sữa chua rất có lợi cho sự hình thành và phát triển cơ bắp của bé và giúp hai mẹ con khỏe mạnh suốt 9 tháng thai kỳ. Ăn 226 gam sữa chua cung cấp được khoảng 20% protein cơ thể cần trong ngày. Tháng cuối, mẹ đừng quên ăn sữa chua để cơ bắp con phát triển, thịt chắc. Khi ra đời con sẽ trông bụ bẫm, có da có thịt, không bị nhăn nheo, gầy ốm.
- + Giúp da mẹ mịn màng còn da em bé thì trắng hồng: Một lợi ích mà em cực thích nữa là ăn vào giúp cả mẹ lẫn con có làn da sáng khỏe, trắng hồng. Tại sao lại hay vậy các mẹ biết không? Đó là vì trong sữa chua có axit lactic có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập và hãm bớt hoạt động của các vi khuẩn có hại, bảo vệ làn da. Các vi khuẩn lên men còn tiết ra chất kháng sinh kích thích quá trình làm lành sẹo do mụn nhọt, vết thương, nám, tàn nhang, tái tạo da mới, hạn chế lão hóa. Trong sữa chua có nhiều vitamin A, B, D, sắt, khoáng chất… ngăn ngừa thiếu máu, làm da dẻ trắng mịn, hồng hào. Đó là lý do vì sao mẹ ăn nhiều sữa chua trong thời gian dài thì cơ hội đẻ con da trắng hồng xinh xắn cũng cao hơn đấy ạ.
- + Giúp bé phát triển cơ bắp: Protein trong sữa chua rất có lợi cho sự phát triển cơ bắp của bé và giúp cả mẹ cũng như thai nhi khỏe mạnh suốt thai kỳ.
- + Giảm nguy cơ nhiễm trùng: Ăn nhiều sữa chua như em có nói ở trên bổ sung rất nhiều vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Các vi khuẩn này ngừa nhiễm trùng rất hiệu quả cho mẹ đó ạ. Thứ nhất, nếu mẹ lỡ bị trầy xước cũng ít bị làm mủ, ít bị bệnh viêm nhiễm đường hô hấp này nọ. Còn con trong bụng thì ối sạch, hiếm có nguy cơ bị nhiễm trùng ối. Khi sinh cơ thể cũng khỏe mạnh, không bị nhiễm trùng vết mổ.
Một số tác hại mẹ bầu ăn sữa chua quá nhiều có thể bao gồm
- + Gây khó tiêu: Sữa chua có chứa đường lactose, một loại protein khó tiêu. Với những người không dung nạp lactose hoặc những người gặp vấn đề về tiêu hóa nêu ăn quá nhiều sữa chua mỗi ngày có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, chuột rút hoặc tiêu chảy… Do vậy, để tránh hiện tượng này, bạn nên biết rõ hiện tại cơ thể mình có khỏe mạnh không, có gặp vấn đề về tiêu hóa không… để có lựa chọn loại sữa chua thích hợp (sữa chua làm từ sữa dê, sữa bò hoặc sữa đậu nành…).
- + Dị ứng: Không phải ai cũng có thể uống được sữa. Vậy nên, nếu bạn là người bị dị ứng với sữa hoặc không hấp thụ được các chất có trong sữa thì tốt nhất nên tránh tiêu thụ sữa chua vì nó có thể gây ra tình trạng khó thở, phát ban, nôn mửa…, thậm chí là tử vong. Những người thường xuyên bị đầy hơi không nên tiêu thụ quá nhiều lượng probiotics có trong sữa chua hàng ngày.
- + Gây béo phì: Mặc dù sữa chua có tác dụng duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, nhưng đó là trong trường hợp bạn ăn uống vừa phải để kích thích tiêu hóa. Trong trường hợp ăn quá nhiều sữa chua thì lại có thể gây ra béo phì bởi trong thành phần của sữa chua có chứa đường, nếu lạm dụng quá nhiều sữa chua trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ khiến lượng đường trong cơ thể tăng quá mức cần thiết.
Vì vậy, khi lựa chọn sữa chua, bạn nên chú ý tránh chọn loại có hàm lượng chất béo rất cao vì chúng có thể là nguyên nhân gây béo phì và các bệnh nguy hiểm khác như tiểu đường, bệnh tim, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm…
Bà bầu ăn sữa chua lúc nào tốt nhất?
Sau bữa ăn:
- + Nên ăn sữa chua sau khi ăn bữa chính từ 1 đến 2 tiếng. Lúc này độ PH trong dạ dày đã ổn định tạo điều kiện tốt cho các lợi khuẩn phát triển.
- + Nếu bạn ăn sữa chua khi đói, các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt vì lúc này hàm lượng axit chứa trong dạ dày rất cao.
- + Cũng không nên ăn sữa chua ngay khi vừa ăn xong, vì lúc này dạ dày đang phải hoạt động để tiêu hóa thức ăn, sẽ không thể hấp thụ trọn vẹn dưỡng chất trong sữa chua.
Ăn lúc xế chiều: Sữa chua chứa hàm lượng vitamin cao sẽ hỗ trợ cơ thể hạn chế tối đa tác hại của các bức xạ gây nên.
- + Nếu bạn thường xuyên phải di chuyển ngoài trời hoặc sử dụng máy tính, điện thoại liên tục thì việc ăn sữa chua vào lúc xế chiều là việc vô cùng có lợi cho sức khỏe. Sữa chua chứa hàm lượng vitamin cao sẽ hỗ trợ cơ thể hạn chế tối đa tác hại của các bức xạ gây nên.
- + Đặc biệt, chất Tyrosine có trong sữa chua có tác dụng phục hồi năng lượng nhanh chóng, giúp cơ thể bớt căng thẳng sau một ngày dài hoạt động.
Ăn trước khi ngủ từ 1 đến 2 tiếng: Nhờ hàm lượng acid lactic có trong sữa chua giúp cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ canxi hơn.
- + Hàm lượng acid lactic có trong sữa chua giúp cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ canxi hơn. Đặc biệt, vào khoảng thời gian trước khi ngủ, cơ thể đã được thư giãn và thoải mái, việc hấp thụ canxi sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
- + Vì vậy, ăn sữa chua trước khi ngủ từ 1 đến 2 tiếng là khoảng thời gian tốt nhất để cơ thể hấp thụ tối đa lượng canxi, giúp xương và răng chắc khỏe.
Những thời điểm mẹ bầu không nên ăn sữa chua
- + Khi đói: Dùng sữa chua vào lúc này giúp đẩy lùi cảm giác đói, tuy nhiên chúng lại không hề có lợi cho sức khỏe chút nào. Thói quen ăn sữa chua vào lúc bụng rỗng còn có thể khiến bà bầu bị tổn thương dạ dày và gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa, lúc này lượng canxi trong sữa chua sẽ không thể được hấp thụ trọn vẹn, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.
- + Ngay sau khi dùng bữa: Khi vừa ăn no, dạ dày cần thời gian để tiêu hóa bớt lượng thực phẩm vừa nạp vào cơ thể. Ăn sữa chua lúc này sẽ không phát huy được tác dụng mà còn khiến mẹ bầu gặp tình trạng đầy hơi, khó chịu. Hơn nữa men tiêu hóa trong sữa chua sẽ làm mẹ nhanh đói, thai nhi cũng vì vậy mà trở nên đói méo trong bụng mẹ.
- + Ngay trước khi ngủ: Mẹ bầu ăn sữa chua ngay trước khi ngủ sẽ làm cản trở quá trình tiêu hóa, do vậy việc ăn sữa chua lúc này là vô ích. Thậm chí còn khiến thai nhi cảm thấy đói bụng hơn. Ngoài ra ăn vào thời điểm này còn có thể hủy hoại men răng của mẹ .
Xin Chào bạn có tư vấn cho mk trong thời kỳ mang thai đc k ạ . Ăn những j tốt cho bà bầu ạ