Thai nhi quay đầu ở tuần thứ mấy là tốt nhất?

Thai nhi quay đầu ở tuần thứ mấy là tốt nhất? Thời điểm để thai nhi quay đầu cũng rất khác nhau ở mỗi người mẹ, thế nên làm cách nào để em bé có tư thế quay đầu tốt nhất và đâu là thời điểm tuần tuổi thích hợp để thai nhi quay đầu ngược trở lại thì chúng ta cần đi tìm hiểu cụ thể trong bài viết này. Nào hãy cùng Dichvuhay.vn tham khảo bài viết bên dưới đây để có thể giải đáp thắc mắc xung quanh việc khi bao nhiêu tuần tuổi thì quay đầu và đâu là tư thế tốt nhất cho bé thực hiện quay đầu dễ dàng nhất nhé!

Thai nhi quay đầu ở tuần thứ mấy là tốt nhất?

Thai nhi quay đầu xuống dưới khi nào ở tuần thứ bao nhiêu trong bụng mẹ luôn được các bà bầu quan tâm. Theo các bác sĩ nhi khoa, thời điểm thai nhi quay đầu xuống dưới trong bụng mẹ khác nhau ở mỗi đứa trẻ, con đầu hay con thứ cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, thời điểm thường gặp nhất là ở tuần thứ 35. Đây là dấu hiệu cho thấy các bé đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc lọt lòng mẹ. Khi thai nhi quay đầu xuống, bạn sẽ cảm thấy bụng dưới thốn và nặng nề hơn.

thai nhi quay đầu, ngôi thai thuận, ngôi thai ngược, lịch khám thai, mang thai tuần 36Càng gần đến ngày sinh nở, đầu thai nhi càng thúc xuống khiến bạn đau nhức. Để có thêm nhiều thông tin về khi nào thai nhi quay đầu xuống dưới ngôi thuận trong bụng mẹ để chuẩn bị sanh, các mẹ bầu có thể tham khảo thêm những thông tin trong bài viết này. Nếu là đứa con đầu lòng, bé sẽ quay đầu trong tuần thứ 35 của thai kỳ. Còn nếu là đứa thứ 2 trở đi thì thời điểm xoay ngôi thai có thể muộn hơn. Thông thường là tuần thứ 36 hay 37. Tuy nhiên đây là đa số trường hợp, ngược lại có nhiều bé quay đầu sớm hơn hay muộn hơn mốc thời gian này.

Vị trí tốt nhất để bé chui ra khỏi bụng mẹ dễ dàng trong quá trình chuyển dạ là đầu chúc xuống và gáy quay về phía bụng mẹ. Ở vị trí này, thai sẽ “đi qua” đường vòng của hông một cách thoải mái và dễ dàng “trượt” ra ngoài trong quá trình chuyển dạ. Khi bé ở vị trí đáy xương chậu, lưỡng đỉnh (vị trí có chu vi vòng đầu lớn nhất) cũng sẽ nằm ở phần rộng nhất của xương chậu.

Một số đứa trẻ tuy nằm đúng chiều (ngôi tỳ vào tử cung) nhưng phần gáy lại quay về phía cột sống của người mẹ thì được gọi là ngôi sau. Với vị trí này, sẽ có một số trường hợp không tốt sau: Sẽ vỡ ối khi bắt đầu chuyển dạ. Đau lưng dữ dội trong suốt quá trình chuyển dạ (cả khi có cơn co tử cung hay không). Thời gian chuyển dạ lâu hơn. Có thể phải dùng tới các thủ thuật lấy thai như phooc-sep hay giác hút.

Do đầu bé tì vào cột sống nên thai phụ sẽ cảm thấy rất khó chịu và tư thế tốt nhất cho quá trình chuyển dạ sẽ là tư thế bò 4 chân. Ở vị trí này, đầu bé sẽ rời khỏi cột sống, giúp giảm đau lưng. Khi bé đã ở đáy xương chậu, bé có thể sẽ tự xoay 180 độ để trở về vị trí tốt nhất khi bé chui ra. Trong trường hợp bé giữ nguyên vị trí thì khi sinh ra, mặt bé sẽ quay lên trên. Lúc này sẽ cần phải dùng tới thủ thuật phooc-sep hay giác hút để lôi bé ra.

Tư thế quay đầu của thai nhi như thế nào

Tư thế thuận lợi nhất để bé có thể dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ là đầu bé chúc xuống dưới nhưng đồng thời gáy phải xoay về phía bụng của mẹ. Nếu bé nằm đưa gáy về phía cột sống thì gọi là ngôi sau. Trường hợp này sẽ khó khăn hơn cho bé ra ngoài. Thường thì mẹ bầu sẽ gặp các rắc rối như:

thai nhi, lịch khám thai, kiến thức mang thai, khám thaiVỡ ối khi bắt đầu chuyển dạ, Mẹ bị đau lưng dữ dội trong suốt quá trình chuyển dạ mà không liên quan gì đến các cơn gò tử cung. Thời gian chuyển dạ cũng lâu hơn. Có thể mẹ sẽ cần các phương pháp hỗ trợ như phooc-sep hay giác hút để giúp bé ra ngoài. Lúc này tư thế chuyển dạ của mẹ sẽ là bò bốn chân nhằm tách đầu bé rời khỏi cột sống và giảm đau cho mẹ. Dưới đây là một vài cách đơn giản mẹ có thể tự làm giúp thai nhi dễ dàng xoay chuyển ngôi thai:

  • Giơ chân lên cao: Tư thế này có thể thực hiện từ tuần 37. Mẹ bầu nên thực hành 3 lần/ngày lúc mẹ đói bụng để tránh tình trạng trào ngược dạ dầy.
  • Chống chân: Động tác này nên thực hiện từ tuần 37 cũng có tác dụng giúp dễ dàng thay đổi ngôi thai.
  • Bơi lội: Trong quá trình mẹ bơi lội, em bé sẽ xoay chuyển trong bụng và dễ vài vị trí thuận ngôi. Bơi lội cũng giúp mẹ thư giãn cơ bắp và giảm đau đớn trong thời gian mang thai.
  • Tập luyện với bóng: Những bài tập xoay hông, mông với bóng hàng ngày cũng giúp thai nhi xoay chuyển trong bụng bầu và giúp bé chuyển về vị trí sinh nở dễ dàng.
  • Phương pháp nóng – lạnh: Cách làm vô cùng đơi giản: Mẹ dùng một chiếc khăn mềm thấm vào nước lạnh rồi thoa lên bề mặt da bụng, sau đó vẫn chiếc khăn này mẹ lại thấm vào nước ấm nóng vừa phải rồi lại lau nhẹ trên bụng.
  • Cho bé nghe nhạc: Mẹ nên nói chuyện hàng ngày với bé, cho bé nghe nhạc ở vị trí bụng dưới và khuyến khích bé vận động. Khi đó bé sẽ có thể sẽ xoay đầu để chuyển xuống gần chỗ có âm thanh hơn.

Kết: Bao nhiêu tuần tuổi thai khi quay đầu trong bụng mẹ dấu hiệu sắp sinh sẽ cho các mẹ biết được quá trình chuẩn bị chào đời của con trẻ mà sẵn sàng tâm lí cũng như sức khỏe cho cuộc vượt cạn chính thức sắp diễn ra. Thường thì thai nhi bắt đầu hình thành trong bụng mẹ với tư thế là đầu phía trên và hai chân quay xuống phía dưới nhưng khi đã chuẩn bị “đầy tháng đầy ngày” các bẽ sẽ quay ngược trở lại với tư thế đầu phía dưới và hai chân xoay ngược lên phía trên để bắt đầu cho việc chiu ra khỏi bụng mẹ một cách dễ dàng và thuận tiện hơn.